Nguyễn Du

Loading...

Bia “Sùng chỉ” được công nhận là bảo vật quốc gia

Bia “Sùng chỉ” có niên đại thế kỷ XVII (1696), lưu giữ tại đền thờ Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia (đợt 8-2019).
 
 
Hà Tông Mục sinh ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ (1653) tại xã Tỉnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân khoa thi Mậu Thìn, đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà thứ 9 (1688). Một thời gian sau ông lại đỗ khoa Đông Các, khoa thi đặc biệt chỉ dành cho những người đã đỗ tiến sỹ và đang làm quan.
 
Ông đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng: Lại khoa cấp sự trung (kiểm tra công việc của quan lại, tổ chức); Nội tán (dạy học cho con, cháu vua); Thuỷ sư; Biên tu quốc sử quán; Đốc đồng hai xứ Tuyên - Hưng; Phủ doãn phủ Phụng thiên (đứng đầu kinh đô); Chánh sứ và Tả thị lang bộ hình. Ông  được chính sử Việt Nam đánh giá là người có nhiều công trạng và là một trong những danh thần nổi tiếng thời Lê Trung Hưng (1533 -1789). Và Hà Tông Mục cũng chính là người đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ mối hoà hiếu với Trung Quốc nên vua Khang Hy rất cảm phục, tặng cho bức đại tự sơn son thếp vàng chính vua Khang Hy đề ba chữ “Nhược - Xung - Hiên ” (tuổi trẻ - tài cao).
 
Bia “Sùng chỉ” dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với quê hương, đất nước và tôn vinh hai vợ chồng ông làm Tổ Ông, Tổ Bà của làng. Bia có chất liệu đá thanh, trang trí mang đậm nét nghệ thuật thế kỷ XVII-XVIII, hiện được lưu giữ tại đền thờ Hà Tông Mục (xã Tùng Lộc , huyện Can Lộc , tỉnh Hà Tĩnh) trên quê hương của ông được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia cùng với 26 bảo vật, nhóm bảo vật quốc gia khác trên toàn quốc (đợt 8, xét duyệt năm 2019) tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15-01- 2020.  
 
 
Bách Khoa
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.