Họ Nguyễn - Tiên Điền (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) là một trong những dòng họ lớn, nổi tiếng ở trấn Nghệ An thời kỳ Lê Trung Hưng. Là một dòng họ có nhiều người đỗ đạt thành danh trên con đường cà văn lẫn võ.

 

Hai bức biển chạm khắc 2 câu của Chu Văn Công và củaTrung hiến đại phu Hoàng Phu Thái tặng Nguyễn Nễ

 

Người đầu tiên là Nguyễn Huệ, ông đậu Tam giáp Tiến sỹ khoa thi Quý Sửu (1733) đến Nguyễn Nghiễm đậu nhị giáp tiến sỹ khoa Tân Hợi (1731) làm chức Tể tướng trong triều rồi Nguyễn Khản đậu tiến sỹ khoa thi Canh Thìn (1760) làm đến chức Đông các Đại học sĩ Tế Tửu Quốc Tử giám, Thượng thư bộ lễ và Nguyễn Du - nhà thơ lớn của dân tộc Việt với tác phẩm Truyện Kiều bất hủ… và trong số những người con đã làm rạng dòng họ và dân tộc luôn nhớ đến nhân vật lịch sử Quế hiên công Nguyễn Nễ - người đã hai lần đảm nhận trách nhiệm đi sứ Trung Quốc.


Nguyễn Nễ (còn gọi là Nguyễn Đề - là anh cùng mẹ với Đại thi hào Nguyễn Du). Tự là Tiến Phủ, hiệu Quế Hiên, con trai thứ sáu của Nghi hiên công Nguyễn Nghiễm. Ông sinh năm 1971 tại phường Bích Câu, Thăng Long. Tuổi 19 đậu kỳ thi khảo khóa ở Quốc Tử giám, 23 tuổi đậu kỳ thi hạch ở huyện Thọ Xương và năm 1783 thi hương ở trường Phụng Thiên đậu Tứ Trường. Năm 1786 được bổ vào Thị nội  Văn chức giữ việc thường trực tại nhà học (con của chúa Trịnh), sau kiêm chức phó Trị thị nội thư tả (ở phủ chúa) và được giao cai quản quân đội Nhất Phấn. Trong cuộc đời của ông đã có 2 lần làm sứ bộ sang Trung Quốc.


Lần thứ nhất: Vào năm 1789 khi Tây Sơn hành quân ra bắc ông về quê ngoại ở Bắc Ninh, sau thời gian ngắn nhân có người đề cử, ông được vua Quang Trung mời ra giúp việc và được bổ chức Hàn lâm viện Thị thư, làm phó sứ tuế cống và đầu năm 1790 sứ bộ đến yên Kinh, vua Càn Long mời ra dự yến tiệc ở Các Tử Quang, ông làm thơ chúc mừng vua Càn Long, được vua thưởng 1 tấm đoạn, 2 thỏi mực và 3 tập hoa “tiên lụa”. Về nước Nguyễn Nễ được thăng Đông các Thái  học sỹ, gia tăng Thái tử Thư tả lang Nghị thành hầu. Năm 1793, ông được giao trọng trách tại Viện cơ mật, năm 1794 được thăng Tả phụng Nghị Bộ binh (hàm chính Tam phẩm) và cử vào giũ chức Hiệp trấn Qui Nhơn.


Lần thứ hai: Vào năm 1795, nhân dịp vua Càn Long làm lễ nhường ngôi, Nguyễn Nễ được triều đình cử làm phái bộ sứ sang chúc mừng, cuối năm 1795 phái bộ đến Yên Kinh và dự lễ ở điện Thái Hòa. Tháng 2 năm 1796 vua Càn Long chính thức làm lễ nhường ngôi, Nguyễn Nễ đã dâng 2 bài thơ ứng chế và ông được nhà vua đích thân mời uống rượu, sau đó dự yến tiệc ở Các Tử Quang. Cuối tháng 2 năm 1796 phái bộ của ông trở về nước, trước khi về ông được Càn Long và vua Gia Khánh tiếp đãi và tặng gấm đoạn, trà sen, gậy tuổi già, ngọc như ý, tứ bửu… Ông cùng được các vị quan bắc triều tặng nhiều phẩm vật, thơ văn. Đặc biệt, được cháu 24 đời của Chu Văn Công là Tri phủ  Tứ thành Chu Lễ tặng 4 chữ “ Thiên môn tái đăng” (Hai lần lên cửa trời) và Trung hiến đại phu Hoàng Phu Thái tặng 4 chữ “ Hồng Sơn thế phổ” (Dòng dõi nổi tiếng ở núi ủaHồng). Mùa thu năm 1796, phái bộ sứ thần của Nguyễn Nễ về nước.  Về nước ông được nhà vua ban thưởng 40 mẫu ruộng và thăng chức Tả đồng Nghị Trung thư sảnh.


Khi Gia Long lên ngôi (1802) nhà vua mời ông tham dự công việc của  triều chính, được ban thưởng nhiều tiền, mũ áo… Nguyễn Nễ mất 1805 tại quê nhà.


Một con người của một dòng tộc đã có hai lần được cử làm phái bộ sứ sang Trung Quốc để tuế cống và chúc mừng triều đình nhà Thanh trong lịch sử dân tộc Việt không phải là nhiều. Khi đi sứ ông đã chứng tỏ được bản lĩnh  của dân tộc Việt trong việc thực hiện lễ nghi quốc gia, đối đáp, hùng biện… làm cho “nước  lớn” phải kính trọng, nể phục.


Về tính cách của ông, trong gia phả họ Nguyễn -Tiên Điền  (bản dịch của cụ Lê thước) ghi rõ: “Ông là con người thông minh, hào hiệp, hay làm thơ là người đầu tiên của dòng họ Nguyễn  - Tiên Điền đi sứ và đi sứ hai lần, luôn giúp đỡ mọi người, ông đã bỏ tiền ra tu sửa đình,chùa, văn từ, Cầu Tiên và người làng lấy làm cảm ơn”.


Hai bức biển chạm khắc 2 câu của Chu Văn Công là Tri phủ  Tứ thành Chu Lễ  và củaTrung hiến đại phu Hoàng Phu Thái tặng Nguyễn Nễ, trước đây đươc đặt tại nhà thờ dòng họ, sau đó đặt tại nhà thờ Đại thi hào Nguyễn Du. Do nhiều biến động của xã hội nên hai bức biển trên bị thất lạc, sau đó con cháu trong dòng tộc tìm lại cất giữ và đây là những hiện vật quý (hiện vật gốc) đã được Ban quản lý di tích Đại thi hào Nguyễn Du tiếp nhận về trưng bày tại nhà bảo tàng, nhằm giới thiệu cho du khách gần xa hiểu thêm về quê hương, dòng họ  có những người con đã làm rạng danh cho non sông đât Việt.