Nguyễn Du

Loading...

Nghệ An: Giao lưu, đấu giá cổ vật gây quỹ thiện nguyện

Ngày 17/5, tại Trung tâm Coffe Điện Ảnh 2 (số 42, đường Nguyễn Quốc Trị, phường Hưng Bình, thành phố Vinh) Chi hội Cổ vật Sông Lam Nghệ An đã tổ chức giao lưu, đấu giá cổ vật gây quỹ thiện nguyện.
 
 
Với sự tham gia của đông đảo Hội viên, những người say mê sưu tầm, nghiên cứu cổ vật trong và ngoài tỉnh, là dịp để các hội viên  gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm trong quá sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu các bộ sưu tập độc đáo để cùng nhau thưởng lãm.
 
 
Sưu tập đủ loại hình, nguồn gốc, niên đại khác nhau (cổ vật Việt, Trung Quốc, Nhật Bản…; chất liệu gốm sứ, gỗ, đồng…), mỗi loại hình, mỗi niên đại đều có sắc thái, thẩm mỹ, giá trị riêng và trong nét riêng đó nó quyện hoà với nhau tạo nên một khoảng trời thu nhỏ về “Tinh hoa thế giới cổ vật” của những người đam mê, tìm tòi, lưu giữ và tôn vinh giá trị văn hoá cổ vật trên quê hương xứ Nghệ.
 
 
Phiên đấu giá cổ vật diễn ra trong 1 ngày, các tiêu bản cổ vật được đấu giá đều là hiện vật trong các bộ sưu tập của các hội viên, phiên đấu giá diễn ra sôi nổi,  số tiền thu được từ đấu giá là nguồn gây quỹ cho các hoạt động thiện nguyện do Hội tổ chức.
 
 
 
Giao lưu, đấu giá cổ vật gây quỹ thiện nguyện của Hội cổ vật Sông Lam Nghệ An là hoạt động có ý nghĩa nhân văn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi các hội viên mà đã có thu hút đông đảo những người đam mê cổ vật trong và ngoài tỉnh. Hoạt động này đang hướng tới sự chuyên nghiệp, quy mô, lan toả hơn để cùng nhau góp phần lưu giữ, phát huy giá trị di sản văn hoá trong sự nghiệp phát triển chung.
 
Giao lưu, đấu giá cổ vật tổ chức tại Trung tâm Coffe Điện Ảnh 2 (số 42, đường Nguyễn Quốc Trị, phường Hưng Bình, thành phố Vinh), đây là không gian hội ngộ, nơi tổ chức định kỳ, thường niên các hoạt động giao lưu, trưng bày giới thiệu cổ vật của Hội cổ vật Sông Lam Nghệ An - và cũng là một không gian Văn hoá Cofee  yên tĩnh để du khách thưởng lãm “Tinh hoa văn hoá”  qua góc trưng bày cổ vật.
 
Bách Khoa
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.