Truyện Kiều gần như là cuốn sách của mọi nhà; nó vô cùng gần gũi trong cuộc sống văn hoá của người Việt Nam. Ngôn ngữ Truyện Kiều cũng vậy. Là người Việt Nam, mấy ai không biết đến Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Từ Hải, Sở Khanh...? Mấy ai không thuộc vài ba câu Truyện Kiều? Đối với người Việt Nam, Truyện Kiều dường như luôn trẻ trung, luôn mới mẻ. Thế nhưng, thực ra tuổi đời của Truyện Kiều đã không dưới 200 năm! Ngôn ngữ Truyện Kiều vốn tồn tại như vốn có; nhưng ngôn ngữ của dân tộc Việt thời Nguyễn Du trải qua 200 năm ấy đã có những biến đổi nhất định. Sự biến đổi của ngôn ngữ là điều tất yếu, nó phù hợp với quy luật tự nhiên của mọi ngôn ngữ. Đối chiếu cách dùng một số động từ trong tiếng Việt thế kỉ 20 và hiện nay như được, bị, phải, cần, định, toan, rắp, quyết,., mà Việt ngữ học gọi là các động từ tình thái với cách dùng của chúng trong Truyện Kiều, chúng ta thấy rằng tiếng Việt chúng ta ngày nay đã có những biến đổi và điều chỉnh khá thú vị 90 với ngôn ngữ thời đại thi hào họ Nguyễn.

1.Hai động từ tình thái chưa có mặt trong Truyện Kiều

Có thể nói ngay rằng hai động từ (Đ) ấy là cần và bị. Trong Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát chải chuốt, không có câu nào dùng đến hai từ bị và cần này. Theo từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì cho đến năm 1896 (năm xuất bản lần đầu tiên của từ điển này) từ cần vẫn chưa có mặt; riêng từ bị đã xuất hiện với nghĩa mắc phải như: bị gai, bị bắt (tr.50). Phải chăng ở thời Nguyễn Du chưa có sự hiện diện của các từ này trong vốn từ tiếng Việt?

2.Truyện Kiều đã biết đến cấu trúc của câu bị động chưa?

Ý nghĩa "bị động” trong tiếng Việt được thể hiện bằng nhiều cách, trong đố có cách thể hiện bằng cấu trúc "được/bị + Đ" hoặc "được/bị + V” (CV: kết cấu chủ ngữ - vị ngữ). Trong cấu trúc này, điều kiện bắt buộc là chủ thể của "được/bị" không được đồng nhất với chủ thể của Đ đứng sau nó. Ví dụ; Tuấn được (thầy) khen. Rõ ràng là ở câu này, chủ thể của được là Tuấn, còn của khen là một người khác (thầy). Đây là cách diễn đạt mới mẻ mới xuất hiện về sau mà Truyện Kiều cũng như tiếng Việt của ta lúc bấy giờ chưa có được

3.Trong Truyện Kiều,ĐƯỢC, PHẢI dược dùng như thế nào?

Trong Truyện Kiều, cả hai từ được và phải - đặc biệt là từ phải  đã được dùng với những đặc điểm khác biệt nhất định so với cách dùng của chúng ta hiện nay.

Ở từ được, điểm khác biệt lớn nhất và cũng là duy nhất là nó chưa được dùng như một yếu tố biểu hiện ý nghĩa "bị động” trong cấu 'trúc bị động như đã nói trên. Ngoài ra, nói chung, cách dùng của Đ này trong Truyện Kiều không khác chúng ta, có chăng là ở mức độ sử dụng. Từ được dầu đứng trước danh từ (D) hay động từ (Đ) đều mang nghĩa tiếp nhận,, thừa hưởng - may mắn. Đứng trước một Đ khác (Được + Đ), trong Truyện Kiều, được bao giờ cũng có cùng chủ thể với  Đ ấy. Chẳng hạn, ở câu 2280, hai động từ "được,nhờ" đều có cùng chủ thể là dây cát.

Những mừng được chôn an thân (câu 2085)

Cũng may dây cát được nhờ bóng cây (câu 2280)

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen (câu 2196).

Trong Truyện Kiều, được còn được dùng với vị trí đứng sau một Đ khác và thường có nghĩa đạt được kết quả.

Thoa này bắt đươc hư không (câu 305)

Yêu hoa, yêu được một màu điểm trang (câu 1336),

Chỉ có một lần duy nhất trong Truyện Kiều từ được dùng với nghĩa có khả năng (như trong: ăn được, làm được):

Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng (câu 1286).

Từ phải trong Truyện Kiều có khả năng xuất hiện trước danh từ hoặc động từ (Phải +D/Đ). Đứng trước Đ, phải mang nghĩa ở trong điều kiện bắt buộc không thể không làm. Đây là hình thức xuất hiện khá quen thuộc trong Truyện Kiều cũng như trong tiếng Việt hiện đại:

Làm con trước phải đền ơn sinh thành (câu 604)

Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa (câu 422).

Điều đáng chú ý và thú vị nhất là khi từ phải đúng trước D. Trong trường hợp này, phải có nghĩa là gặp. Ở nghĩa này, phải được dừng với hai sắc thái đối lập nhau: "có/ không may mắn". Với sắc thái "có may mắn", phải thể hiện đặc trưng ngữ nghĩa ngữ pháp gần gũi với được.

So sánh:

(a) Buồng the phải buổi thong dong (cảu 1309)

Cách tường phải buổi êm trời (câu 289)

(b) Bấy lâu mới được một ngày (câụ 315)

Vắng nhà được buổi hôm nay (câu 387).

Với sắc thái "không may mắn", phải thể hiện đặc trưng ngữ nghĩa ngữ pháp tương tự như từ bị trong tiếng Việt hiện đại.

Phải cung, nàng đã sợ làn cây cong (câu 2118)

Nàng rằng: "Phải bước lưu ly...” (câu 953).

Phải chăng do quy tắc kết hợp và đặc trưng ngữ nghĩa này mà từ lừa trong kết cấu "phải lừa" ở câu thơ sau đây (câu 2894) cần phải được hiểu là D cho phù hợp với ngôn ngữ thời Nguyễn Du? (Hơn nữa, câu thơ này được ND viết theo hình thức tiểu đối nên "phải lừa" phải có cùng câu trúc ngữ pháp và từ loại với vế đối của nó: "liều mình” (Đ + D).

Liều mình thế ấy, phải lừa thế kia (câu 2894).

Kết câu "Phải + D" với hai sắc thái nghĩa đối lập nói trên của từ phải ngày nay hầu như không còn được dùng nữa. Phải đã được thay thế bằng các từ được và bị với sự phân bố lại như sau:

Được + D với nghĩa "tiếp nhận + may mắn" (vd:  được vàng, được mùa..,).

Bị + D với nghĩa "tiếp nhận + không may" (vd: bị đạn, bị gió...).

Điều đáng chú ý là ở Truyện Kiều, ta không hề gặp trường hợp phải đứng sau dộng từ (Đ+phải) như trong Việt hiện đại biểu hiện ý nghĩa+"không may mắn". Về sau, Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1896) cho thấy từ phải có xuất hiện trong kết cấu ”Đ + phải" qua vài ví dụ sau: mắc phải, gặp phải, lầm phải. Phải chăng cách dùng này mới nảy sinh sau thời Nguyễn Du? Ngày nay, với ý nghĩa "không may mắn”, phải hầu như chỉ xuất hiện sau Đ theo kiểu Đ + Phải

4.Các động từ ĐỊNH, TOAN, RẮP, QUYẾT thì có gì lạ?

Trong Từ điền Truyện Kiều, Đào Duy Anh đã coi ba từ định, toan, rắp gần như đồng nghĩa với nhau khi ông dùng từ này để giải thích cho từ kia: Toan: rắp, định, mong, tính (tr. 428)

Rắp: định, mong, toan (tr. 381)

Về mặt ngữ pháp, ba từ toan, định,, rắp cỏ khả năng kết hợp khác nhau với bổ ngữ đứng sau: Định + D; toan + D/Đ; rắp + Đ.

Trong Truyện Kiều, định chỉ có cách dùng duy nhất là đứng trước D:

Định ngày nạp thái vu quy (651)

Xem người, định giá vừa rồi (2141).

Ngày nay cách dùng này vẫn còn bảo lưu và được các từ điển tiếng Việt xác định. Không những thế, từ định còn được mở rộng nghĩa và có thêm cách dùng mới: Định + D như trong định đi Hà Nội.

Hai từ toan ,rắp đều có khả năng xuất hiện trước D với ý nghĩa gần tương đồng nhau: có ý định thực hiện
        

Duyên kia có tội tình chi

Mà toan chia gánh chung tình làm hai? (3089)

Tiểu thư rằng: 'Ý trong tờ,

Rắp đem mênh bạc xin nhờ cửa không" (1910).

Tuy nhiên, trong hai từ ấy chỉ có toan mới có thể đứng trước danh từ (toan + D), nhưng không được dùng nhiều:

Bắt về Vô Tích, toan đường bẻ hoa (2898)

Đã xong thân thế còn toan nỗi nào? (3102).

Trong tiếng Việt hiện nay, rắp đã trở thành từ cũ, không còn thấy được dùng nữa, trừ khi được dùng làm từ tố gốc trong từ láy " rắp ranh" hay từ tố chính trong từ ghép "rắp tấm" với sắc thái nghĩa tiêu cực. Còn từ toan thì bị thu hẹp nghĩa và không còn được dùng với đặc điểm "toan + D". Ngày nay, toan được thay thế bằng toan tính khi dùng trước D. Ví dụ: toan tính chuyện làm ăn. Trong khi đó, nghĩa của từ định lại được mở rộng; nó vừa bảo lưu nghĩa cũ (với cách dùng vốn có của nó: định + D) vừa tiếp thu thêm nghĩa mới có ý muốn làm, với cách dùng "định + Đ”.

Từ quyết xuất hiện trong Truyện Kiều với những đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp phức tạp. Quyết có ba khả năng sử dụng: dùng độc lập, dùng trước D hoặc Đ, trong đó hai cách sau phổ biến hơn.

Dùng độc lập: chỉ dùng một lần, và theo Đào Duy Anh, với nghĩa là "chết, vĩnh quyết": Người dù muốn quyết trời nào đã cho (998)

Dùng “quyết + D'", quyết có nghĩa" định dứt khoát (một lời,một việc, một lòng)":

Tâm minh xin quyết với nhau một lời (2229)

Hẹn kì thúc giáp, quyết đường giải binh (2502)

Đành lòng, sinh mới quyết lòng hồi trang (1496)

Quyết tình, nàng mới hạ tình (605)

Dùng "quyết + Đ", quyết có nghĩa "có ý định dứt khoát, nhất định":

Lượng trên quyết chẳng thương tình (1401)

Nàng dù quyết chẳng thuận tình (2111).

Trong tiếng Việt hiện nay, từ quyết thường được dùng trước Đ. Quyết xuất hiện trước D hầu như không còn dừng nữa, chỉ còn lưu giữ lại dưới hình thức từ ghép như quyết tâm, quyết chí, quyết lòng, quyết ý và được dùng với ý nghĩa như quyết trong "quyết + Đ". Còn quyết dùng độc lập với nghĩa như trong Truyện Kiều thì không tìm thấy nữa; trường hợp như trong xin anh quyết cho, thì quyết có nghĩa khác là cách nói lược của từ ‘'quyết định".

Tóm lại, qua các phân tích so sánh trên, chúng ta nhận thấy rằng các động từ tình thái trong tiếng Việt hiện đại đã được tác giả Truyện Kiều sử dụng với những đặc điểm ngữ pháp ngữ nghĩa có phần khác chúng ta ngày nay. Trong 8 từ được khảo sát thì ngoài hai từ chưa thấy xuất hiện trong truyện Kiều (bị, cần), hầu hết các từ còn lại đều có khả năng xuất hiện trước D (trừ rắp). Khi kết hợp trước Đ, ý nghĩa tình thái của chúng được thể hiện rất rõ. Trái lại, khi đứng trước D, ý nghĩa ấy chưa được phân định rõ, thậm chí có phần nhập nhằng như từ phải. Nói chung, trong phạm vi các động từ kể trên của Truyện Kiểu, trải qua lịch sử trên 200 năm, cách dùng của chúng cho đến nay đã có những thay đổi, điều chỉnh khá hợp lí và không kém phần thú vị về cả ngữ nghĩa và ngữ pháp, đặc biệt là từ phải. Điều đó làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng thêm phong phú và tinh tế hơn lên.