Nguyễn Du

Loading...

Phát hiện sắc phong niên hiệu vua Hàm Nghi

Ông Nguyễn Trí Sơn - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh vừa cho biết trong quá trình khảo sát các di sản văn hoá trên địa bàn huyện Can Lộc nhóm nghiên cứu đã phát hiện một đạo sắc có niên hiệu Vua Hàm Nghi nguyên niên (1885) được lưu giữ tại nhà thờ họ Trần thuộc thôn Nam Mỹ, xã Trung Lộc.
 

Sắc phong niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885) tại nhà thờ họ Trần (thôn Nam Mỹ, xã Trung Lộc)

 
Theo nội dung đạo sắc, người được phong sắc là ông Trần Tuyển, từng giữ chức Ngũ trưởng, Đội trưởng, vệ Chấn Vũ thuộc tỉnh Hà Tĩnh và là người đã trực tiếp vào tận thành Tân Sở, tỉnh Quảng Trị để đón vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng ra tại sơn phòng tỉnh Hà Tĩnh tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê. Ông đã được đích thân Đại thần Tôn Thất Thuyết ghi nhận công lao và phong chức Thập trưởng. Sắc có niên hiệu vua Hàm Nghi nguyên niên (ngày mồng 6 tháng 10 năm 1885).
 

Về nhân vật lịch sử Trần Tuyển, tư liệu lưu tại dòng họ cho biết: Ông sinh năm Mậu Tuất (1838), quê thôn Khố Nội, xã Nga Khê, tổng Nga Khê, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nay là thôn Nam Mỹ, xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người được học hành tử tế, từng giữ nhiều chức quan khác nhau. Sau khi nghe tin vua Hàm Nghi ban bố Hịch Cần vương lần thứ nhất (13/7/1885), Trần Tuyển đã hưởng ứng và tham gia phong trào Cần vương chống Pháp ngay từ đầu. Ông đã nhanh chóng thành lập đội quân Trà Sơn tích cực tập luyện, hoạt động ở vùng trung du huyện Can Lộc và đã tham gia đoàn của tỉnh Hà Tĩnh vào tận thành Tân Sở, tỉnh Quảng Trị để đón vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng ra Hà Tĩnh. Sau khi vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày, ông vẫn tích cực tham gia nghĩa quân Cần vương. Ông từng giữ chức Thư lại thời vua Đồng Khánh, được đánh giá là người siêng năng cẩn thận, khá giỏi về tính toán sổ sách. Cuối năm 1895, thủ lĩnh Phan Đình Phùng hy sinh, phong trào Cần vương thất bại; Ông về quê sinh sống, được bà con làng xóm hết sức quý mến, kính trọng về sự chăm chỉ, hiểu biết và sẻ chia. Ông đã từng giúp đỡ, che chở cho nhiều người tránh được sự truy sát của bọn thực dân phong kiến sau khi phong trào Cần vương thoái trào. Ông mất năm Bính Ngọ (1906).

 

Sắc phong có niên hiệu vua Hàm Nghi được phát hiện trên là tư liệu quý hiếm cần được các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu.

 

 

Bách Khoa

 
Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận
Di sản văn hóa

Đôi điều về nước sạnh của người Chăm Pa xưa qua hệ thống giếng cổ dọc bờ biển miền trung Việt Nam

Không nhiều người biết rằng, về cơ bản, toàn bộ miền Trung Việt Nam (từ tỉnh Quảng Bình cho tới tỉnh Bình Thuận), trước đây chưa lâu, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 18 đã dần trở thành lãnh thổ của Đại Việt (tên của Việt Nam thời đó). Gần như ở mọi nơi trên thế giới này văn hóa của những kẻ chiến bại không bao giờ mất mà, dường như, nó còn sống dậy rất mãnh liệt để cả nhân loại phải chiêm ngưỡng và nhắc đến. Chăm Pa, may thay, đã là như vậy. Người ta đã biết nhiều đến các đền tháp, những tác phẩm điêu khắc, tượng tròn bằng đá hay đất nung trên khắp miền Trung Việt Nam, những địa danh như Po Kluang Galai, Mỹ Sơn, Po Nagar, Po Dam… nghe đã rất quen và không ít người đã hơn một lần ghé thăm. Nhưng văn hóa Chăm Pa không chỉ là kiệt tác của kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Còn nhiều thành tựu khác như đồ gốm, đất nung, những viên gạch trên những ngôi đền tháp như thách thức thời gian và khí hậu nghiệt ngã, nghề dệt vải trồng bông… Bên cạnh đó kĩ năng tuyệt vời về tìm các mạch ngầm nước ngọt và kỹ thuật khai thác nó để tạo nên cuộc sống, nơi mà thiên nhiên hiếm khi chiều chuộng con người.

Xem tiếp

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.