Đọc Nguyễn Du, chúng ta luôn thấy hiện lên một con người đau buồn,căm giận trước nhân tình thế thái đen bạc, trước những xấu xa, ác độc của xã hội đè nặng lên mọi kiếp người, nhất là tầng  lớp phụ nữ :

Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đậu?

(Văn tế thập loại chúng sinh)

Một con người lo đời, đau đời với những đêm không ngủ, "nằm nghe tiếng trống điểm canh " (Bất mị), "suốt đêm bồi hồi nghĩ quẩn nghĩ quanh " (Ngẫu hứng) mà không thấy được lối đi, mà vẫn luẩn quần "trong trường dạ tối tăm trời đất" ( Văn tế thập loại chúng sinh). Niềm thao thức, nỗi đau đớn trong ông tới mức tuy chưa già, mà  "tóc bạc phơ phờ bay trước gió chiều " (Tự thán), dẫu dồn hết tâm  lực, khí huyết mà vẫn bất lực: " Tráng sĩ đầu bạc bùi ngùi ngứa mắt nhìn trời " (Tạp thi).

Thế nhưng, đọc những sáng tác của ông, chúng ta còn thấy một Nguyễn Du khác, một Nguyễn Du «trai phường nón » trong suốt những trang viết của mình, mà một trong những biểu hiện của sự trẻ trung, tươi tắn ấy chính là cái tỉnh tảo, nhạy bén của một ngói bút hài hước, trào lộng vô cùng sắc sảo và đa dạng.

Cho đến nay, người ta vẫn khó có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của hai tác phẩm :Thác lời anh trai phường nón và Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu của Nguyễn Du. Nhưng chắc chắn rằng hai tác phẩm đó thuộc về thời kỳ sáng tác đầu tiên, phản ánh cái tuổi hoa niên tươi đẹp của ông. Xét về hình thức thì chúng hoàn toàn khác nhau: một bài thơ lục bát và một bài văn biến ngẫu. Nhưng chúng lại có cùng một điểm chung giống nhau, không phải về nội dung, mà  về phương thức biểu biện : cả hai tác phẩm đều là sản phầm của một ngòi bút đùa bỡn! Cho nên, nét nổi bật ở đây là cái giọng cười đùa rất tự nhiên, phóng túng của Nguyễn Du. Lời anh trai phường nón Nguyễn  Du là lời tự bào chữa, với tấm lòng thắc thỏm bồn chồn của người yêu xa nhớ, những thất vọng và hi vọng cùng bao dày vò ân hận đáp  lại Lời cô gái phường vải Nguyễn Huy Quýnh trách chàng sao hờ hững với tình. Nhưng không, chàng đâu có hờ hững. Chàng cũng từng:    

Thẫn thờ gối chiếc màn suông,
Rối lòng như sợi, ai guồng cho xong?

với bao khao  khát, đến nỗi tương tư như thấy người yêu bên  cạnh, mà «tiếng xa nghe vẫn rù rì bên tai».

Chàng trai Nguyễn Du cũng đã từng viết văn tế, nhưng không phải là  thứ văn tế đây nước mắt khóc " thập loại chúng sinh" mà là Văn tế sống hai cô  gái ở Trường Lưu. Ta hình dung thấy một Nguyễn Du rất trẻ trung, láu lỉnh, đã từng là tay khuấy nhộn nổi tiếng trong những đêm bất ví, hát phường vải đến tàn canh, mà vẫn còn «tức con gà chết toi» nào kia, sao lại dám gọi bình minh đến sớm thế ! Trong bài văn nổi tiếng này chỗ nào cũng đượm một vẻ dí dỏm, hài hước, hài hước đến mức độ như thế nào mới có thể "thật " được như  vậy, " đau thương " như vậy! Nguyễn Du đã sử dụng tài tình kết cấu của thể văn biền ngẫu để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh qua những hình ảnh đối lập rất "nghịch ngợm " giữa "trai trong làng " với "chó hàng xóm " hay " mặt muội đầu gió " với " mình trần trôn trạ"v«v... Bởi vậy, bài  văn của ông không còn mang cái giọng tế nữa, mà đã trở thành "tếu "! Đến khi ông " tưởng nhớ " tới hai cô gái đã "quá cố", thì cũng thật là đùa nghịch:

Sắc lông mày, săn môi sáp, ai chê rằng xấu mô mô,
Thấp mái tóc, cao đường ngôi, ta khen đã đẹp cha chả.

Miêu tả công việc dệt vải  của hai cô gái Trường Lưu, thì ngòi bút  của ông cũng không bình thường chút nào :

Cuốn song gấm, cửa thềm hoa rụng, gieo thoi vàng dệt bức hồi văn ;
Buông màn sương, bốn trái trăng soi nấn quay sắt kéo dây nhân quả.

Cái trẻ trung của ngòi bút Nguyễn Du không chỉ thể hiện trong những sáng tác cua ông thuở xuân tình say mê ấy, mà còn ở cả trong những tác phẩm được viết khi tóc ông đã bạc. Bên lời tâm sự u hoài triền miền của ông trong Thơ chữ Hán, chúng ta vẫn thấy thảng hoặc xuất hiện một tiếng cười, có khi chỉ là cái cười đùa cho vui vẻ như trong bài Đại nhân kí bút, tác giả viết đùa một người bạn nhà ở bên dòng sông Nhị. Tất nhiên, người bạn của mười năm lận đận nơi đất Bắc cũng chỉ là người, nếu không phải phiêu bồng như ông, thì cũng chẳng phải là phú qúi gì, nói trắng ra là nghèo, nhà cửa chắc rách nát, ăn mặc có lẽ lôi thôi và sinh hoạt hẳn  cũng đạm bạc. Thế nhưng với cách nhìn phóng đại của

Nguyễn Du , để làm tôn thêm ý trân trọng đối với ông bạn ở ẩn, thì cái nghèo của bạn lại biểu hiện một phong cách sống chẳng kém gì một bậc vương hầu

Nghiễm nhiên chiếm cảnh xuân của cả một thành
Phía đông , phía tây , cầu và nhà gác cao ngất trời.
Áo mũ, ăn mặc, chia hẳn người Hán, người Hồ
Mùa thu , ngựa đeo gièm vàng kiêu hãnh  ăn rau mục túc.
Mùa xuân , người trong lầu ngọc uống rượu say mềm..
Phảng phất cái chất uy - mua như trong thơ Tú Xương sau này.


Tiếng cười trong thơ ông còn là sự mỉa mai , châm biếm đối với những hiện tượng giả dối , xấu xa trong xã hội đương thời . Có khi đó là hình ảnh bọn quan lại được ví như những con công có bộ lông sặc sỡ , rất khéo múa may nhưng bên trong lại " giấu chất độc giết người " (Khổng tước vũ).Kinh nghiệm dân gian cho thấy rằng gan công rất độc , ai ăn vào chết không chữa được . Khéo léo sử dụng loại kiến thức dân gian này , Nguyễn Du đã lồng được vào câu thơ của mình một tiếng cười kín đáo: những kẻ bè ngoài áo mũ bệ vệ và múa may rất giỏi trước mặt " ngài ngự" đó, thực ra gan ruột của chúng lại rất nguy hiểm. Nguyễn Du còn  dựng lên hình ảnh một Tô Tần " vai đeo ấn tướng sáu nước " , múa mép , khua môi " lừa dối bọn vua chúa ngu ngốc" nhưng rốt cục cũng chỉ nhằm một mục đích tầm thường :" Lấy phú quý trở về vênh vang với vợ" (Tô Tần đình) ....

Song thực ra , chúng ta hiếm thấy tiếng cười xuất hiện  trong thơ trữ tình của Nguyễn Du . Có chăng . thì đó cũng chỉ là những lời mỉa mai, châm biếm hơn là sự hài hước, trào lộng . Mà phải đến Truyện Kiều , thiên tiểu thuyết bằng thơ đặc sắc nhất trong những sáng tác của ông , thì ngòi bút trào lộng sắc sảo và tinh tế đó mới có điều kiện vạch ra những sự phi lý , những mâu thuẫn , những cái trái với tự nhiên trong cuộc sống.

Trước hết, cần xác định rằng trong Truyện Kiều có những hiện tượng Nguyễn Du không hề có ý định trào lộng. Nhưng từ giá trị khách quan của bản thân hiện tượng vẫn toát lên một sự hài hước , châm biếm . Kẻ lại già ho Chung , theo Nguyễn Du , là người có công với gia đình Kiều , là người đã thu xếp ổn thỏa cho vụ án rắc rối ở màn đầu câu chuyện. Và  mãi sau này , khi đã " vinh hoa phú quý", Nguyễn Du còn để cho chàng  Vương sang nha Chung công tạ ơn và xin cưới con gái lão làm vợ . Thế nhưng , dù muốn hay không , những lời khen ngợi " công đức" ," từ tâm" mà Nguyễn Du dành cho ông lại già kia vẫn làm cho ta ngỡ ngàng . Ta tưởng bên trong những lời lẽ đẹp đẽ đó đã có giấu một nụ cười , một nụ cười khoan dung đấy nhưng vẫn không kém mỉa mai . Vì nói cho cùng thì " từ tâm" và " công đức" của con người này có gì hơn là một cách gợi ý khéo léo của  một kẻ nha dịch xưa nay vẫn thạo nghề hối lộ:

Tinh bài lót đó luồn đây,
Có ba trăm lạng việc này mới xuôi.

Cũng  thế, khi Nguyễn Du để cho nàng Kiều  sau  mười lăm  năm chịu  bao đau đớn  ê chề, nhận xét về chế độ đương  thời  bằng những lời vô cùng tốt đẹp:

Rằng trong thánh trạch dồi dào,
Tưới ra đã khắp,thấm vào đã sâu.
Bình thành công đức bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao.

Thì dù Kiều có thật lòng đến đâụ, dù Nguyễn Du có thật lòng đến đâu, những lời nói  đó cũng không thể phù hợp với thực tẽ xã hội, mà vẫn chỉ hàm một ý nghĩa trào lộng, Nó cũng đáng cười như cái "năm Gia Tĩnh triều Minh" trong tác phẩm. «bốn phương  phẳng lặng, hai kinh vững vàng" mà tác giả đa mào đầu câu chuyện, thực ra nào có phẳng lặng, vững vàng bao giờ, mà đó là cả một xã hội đại loạn. Với những lọc lừa, gian trá cướp bóc, binh đào liên miên

Những hiện lượng về khách quan có ý nghĩa trào lộng như trên không phải hiếm. Nhưng ở đâỵ chủ yếu chúng ta đề cập đến giá trị trào lộng của Truyện Kiều ở một phương diện trực tiếp hơn., Đó là cái trào lộng nằm ngay trong ý thức sáng tác của Nguyễn Du, trở thành một thủ pháp nghệ thuật, góp phần to lớn vào việc phản ảnh hiện thực và bộc lộ những quan điểm thầm mỹ của ông. Đó là cái trào lộng được bộc lộ hệ thống, thông qua việc xây dựng những hình tượng nhân vật là những tình huống, cảnh ngộ có tính hài hước trong Truyện Kiều.

Hồ Tôn Hiến xuất hiện trong tác phẩm với bộ măt vênh vang. tự đắc của  mội viên Tổng đốc trọng thần. Như lời bình của Xuân Diệu: tiếng loa xướng danh y nghe oang oang giữa những thanh la, não bạt xủng xoẻng

Có quan Tổng đốc trọng thần
Là Hồ Tôn Hiến kinh luôn gồm tài.
Đẩy xe, vâng  chỉ, đặc sai,
Tiện nghi, bát tiễu việc ngoài đổng nhung

Nhưng từ cái vỏ hào nhoáng đó, Nguyễn Du đã khôn khéo và bất ngờ  vạch ra cho chúng ta thấy cái thực chất tầm thường ở viên tướng "tài ba " đó trong việc "lễ nhiều nói ngọt", thắng Từ Hải bằng hành động ti tiện, bội phản "Tinh kỷ rợp trước, bác đòng phục sau ", Thất tín, giết chồng, cướp vơ, giở thói dâm ô, tưởng không còn gì xấu xa hơn thế, nhưng Nguyễn Du vẫn để Hồ Tôn Hiến tự nhận thức về mình thật là đẹp đẽ và với giọng  đầy tự đắc: "Nghĩ mình phương diện quốc gia"!?- Cái "phương diện quốc gia" nghe sao mà  "oách", mà quan trọng, thế mà có lúc lại đã phải "ngây thộn " ra trước sắc đẹp của nàng Kiều . Nguyễn Du đã vạch ra "sự không phù hợp giữa nội dung và hình thức của hiện tượng,... mặc dù nhìn bề ngoài chúng có vẻ phù hợp nhau. Tình trạng không phù hợp được bộc lộ một cách bất ngờ đối với chúng ta, hình như  vạch trần một hiện tượng nhất định nào đó ra , chỉ rõ tính chất kém cỏi của nó và điều đó gây nên tiếng cười.

Ngòi bút của Nguyễn Du đặc biệt khéo léo khi vẽ nên  những bức  chân dung đầy hài hước, châm biếm đối với bọn buôn thịt bán người, những kẻ trực tiếp  đầy  đọa nàng Kiều trong mười lăm năm lưu lạc. Đó là Mã Giám Sinh :     

Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Một đấng nam nhi sinh viên trường Quốc tử giám, đã "ngoại tứ tuần " mà bề ngoài, cái gì cũng " nhẵn nhụi"," bảnh bao", trong xã hội ấy, xã hội của những trang " tu mi nam tử", đã là một sự lố bịch. Song đó càng mới chỉ là những dấu hiệu đầu tiên, có tác dụng gợi lên cho người  đọc một thoáng nghi ngờ khi thoạt trông thấy ỵ. Kế tiếp theo đó, nhiều dấu hiệu khác sẽ hiện ra, làm cho thoáng ngờ vực ban đầu trở thành một dấu  hỏi thực sự. Cái anh chàng được mụ mối giới thiệu là sinh viên trường  Giám, một trường học lớn nhất nước và chi dành riêng cho những người  biết thi thư, lễ nghĩa đó  sao mà có gì ngó như "khiếm lễ "  ? Từ cách đi  đứng kéo đàn kéo lũ đến là ồn ào, hỗn loạn: "Trước thầy sau tớ lao xao", đến cái hành vi sỗ sàng ngay khi anh ta theo chân mụ mối xuất hiện trước mặt gia đình nàng Kiều:
"Ghế trên ngòi tót sỗ sàng" Và đến đây thì không phải nghi ngờ gì nữa, bộ xiêm áo nhao sinh của Mã rớt xuống để chỉ còn trơ ra bản chất một con buôn bắt đầu "Cò kè  bớt một  thêm hai " mua Kiều.

Qua những xung đột trong các tình tiết của câu chuyện, Nguyễn Du  bóc dần, bóc dần từng lớp lang  sự việc đã lột trần cái  " lõi " của nhân vật, một cái "lõi đen" trong những lớp "vỏ trắng" — chữ dùng cua Hoài  Thanh — càng phía ngoài càng trắng. Và tiếng cười xuất hiện chính là ở đây, ở chỗ hai hình ảnh đen — trắng luôn luôn như hai đối chứng khiến người ta tưởng chừng như vừa nắm được "trắng" thì hóa ra lại là "đen", vựa  nhìn vào cái " đen" trước mắt, thì lại  phát hiện ra đằng saụ nó còn có  cái "đen" hơn nhiều. Sự "tự bộc lộ " bản chất con buôn của Mã giám sinh  dưới ngòi bút tác giả Truyện Kiều cứ theo trình tự câu chuyện mà tăng tiến dần, cho đến khi y tính thiệt so hơn trước việc hoặc  chiếm đoạt nàng Kiều hoặc  để dành nàng làm món hàng "quý" của lầụ xanh thì thật là đạt  đến chỗ cùng cực :

Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham.
Đào tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quýt cho cam sự đời...

Người đọc ghê tởm Mã Giám Sinh đến cực độ, đồng thời cũng không nhịn được cười vì một kẻ ghê gớm như y vẫn còn phải sợ oai phép một: người ghê gớm khác, là mụ trùm nhà thổ Tú bà. Và dù cứ nghĩ đến mụ: là đã khiếp đảm, kinh hồn, bản chất con buôn vẫn làm cho gã họ  Mã này giữ được thói quen tính toán lỗ lãi:

Mụ già phỏng có điều gì,
Liều công mất một buổi quì mà thôi.

Với nhân vật Sở Khanh, thủ pháp gây cười của Nguyễn Du lại có nét đặc  sắc  khác hẳn. Sở Khanh là một nhân vật phản diện, nhưng trong  suốt thời  gian đầu mà y xuất hiện, y lại làm  ra vẻ một trang anh hùng hảo hán chân chính đối với nàng Kiều. Vì thế trong quá trình xây dựng nhân vật này, một đòi hỏi khó khăn đối với Nguyễn Du là không được phép để lộ ra cái phần "đen" của y, khi cái nút chưa mở, đồng thời lại không được vẽ y_như một con người hoàn toàn chính diện. Cái " trắng" của y là cái "trắng" giả. Và cái xu hướng bắt người đọc cứ luôn luôn phải  lật ngược mối quan hệ " trắng đen" để nhận ra đúng bản chất nhân vật,  chính là nhân tố bồi tiếp và dẫn dắt đến độ cao của  tiếng cười. Nói như  Hoài Thanh, phải làm sao " nói trắng mà trên thực chất lại là đen ; không được để trắng đen lẫn lộn, mà vẫn phải có khả năng lẫn lộn", làm sao  cho "dựng lên một nhân vật có đủ về đạo đức" vẻ đứng đẳn để đánh lừa  được người con gái thông minh. Nhưng đánh lừa được Kiều, mà không  đánh lừa được chúng ta, người xem truyện " (2). Chúng ta gặp  lại ở đây cái cảm giác như khi tiếp xúc với Mã Giám S inh, bên cái nhẵn nhụi, bảnh bao của Mã là cái chải chuốt, dịu dàng của Sở:

Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng.

Anh chàng thư sinh này sẽ là kẻ, một lát sau đó, đứng dưới lầuThúy Kiều mà vung tay, giậm chân, bày tỏ can tràng của người anh hùng, hiệp khách:

Tức gan riêng giận trời già,
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng
Thuyền  quyên ví biết anh hùng,
Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi.

Và  lần sau, khi vào được phòng Kiều, thì y lại có  một cái dáng  vẻ mới,  "cái dáng ngồi lẩm nhẩm gật đầu... rất là đều".

Ta đây nào phải  ai  đâu mà rằng,
Nàng  đã  biết  đến  ta  chăng,
Bể  trầm luân lấp cho bằng mới thôi.

Nghe như những " giọng hát điêu luyện mà rỗng tuếch "! Cái sắc sảo của tác giả Truyện Kiều là ở chỗ, sau khi để cho độc giả được " mục kích "  người anh hùng vung tay, đấm  ngực bày tỏ can tràng trước mặt Thúy Kiều đã cho y nói ra những lời tự nó phơi trần ngay nhân cách và thủ đoạn của y :

Thừa cơ lẻn bước ra đi,
Ba mươi sáu chước chước gì là hơn ?

Rồi sau đó, còn để cho con người này, trong vai một gã si tình, " đến với Kiều trong buổi chiều thần tiên " như Trương Quân Thụy đến với  Thôi Oanh Oanh, nhưng lại cũng bằng một hành động tự nó đã giết chết gã: "Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào".

Nhân vật bị gây cười nhiều nhất trong tác phẩm là Thúc Sinh. Chúng ta thừa nhận rằng Thúc Sinh nhiều khi là một kẻ đáng yêu, đáng thương  hại. Trên cuộc đời vô vị của mình, Thúc Sinh cũng đã từng mơ ựớc, dù chỉ là  mơ ước  những cái đẹp đẽ, cao quý ở đời, ấy là việc chàng đến với Thúy Kiều. Nhưng Nguyễn Du cười là cười cái bốc đồng kiểu "hiệp sĩ  nửa giờ " của Thúc, khi thề thốt với Kiều:

Sinh rằng : Hãy nói dè chừng,
Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao.
Đường xa chớ ngại Ngô — Lào,
Trăm điều hãy cử trông vào một ta.
Đã gần chi co điều xa,
Đá vàng đã quyết, phong ba cũng liều.

Gớm, tưởng Thúc Sinh thề xong lời cuối cùng thì phải  bặm miệng, vắn tay  áo để liều một phen với cô vợ cả! Và cũng tưởng khó có lời vàng đá, sắt son nào khăng khít hơn, mạnh mẽ hơn. Thế nohưng, vừa va phải cái đáo để của Hoạn Thư thì cái  bong bóng  bẩy sắc cầu   vồng ấy bỗng vỡ tung, bộc  lộ tất cả những hoảng hốt, táo tác trong con người Thúc:

Liệu mà cao chạy xa bay,
Ái ân ta có ngần này mà thôi

Tiếng cười còn toát ra từ nét hoạt kể trong tính' cách Thúc Sinh, dáng dấp một " ông ba phải " trong văn học dân gian:  một  kẻ sợ vợ, một  anh chàng  cả  nề, một con người nhút nhát, cho nên không dám quyết  một việc gì, lúng ta lung túng, xoay tròn một chỗ mà vẫn không yên bề nào. Chính cái vếu đuối, nhu nhược đã dẫn Thúc sinh đến việc bày đặt những điều dối quanh, " những thói trẻ ranh nực cười" trước mặt vơ.

 Tùy sắc độ đậm nhạt khác nhau, trong tác phẩm, Nguyễn Du vẽ lên không ít nhân vật có nét hài hước, trào lộng. Đến như mụ Tú bà cũng bị   cười khi Nguyễn Du để  cho mụ mắng sa sa: người khác là vô nghĩa vô nhân (?). Còn Bạc bà thì lai bị  gây cười khi tự khẳng định là "thật thà có một, đơn sai chẳng hề "...

Bên cạnh ngòi bút xây dựng nhân vật trào lộng, Nguyễn Du còn dựng lên những cảnh trào lộng không kém đặc sắc trong Truỵện Kiều.Trong những cảnh xử kiện, xử án , có lẽ trừ cảnh báo ân, báo oán của nàng Kiều, còn hầu như cảnh nào cuxng mang ý vị hài hước. Từ cảnh viên quan xử vụ kiện Vương ông đòi phải có " lễ tâm đặt trước" nhưng cái lễ tâm   lễ lòng   mà y nhẳc đến, tưởng đâu là một món "vi thiềng " thanh nhã, ai  ngờ ngay sau đấy, lại được cụ thể hóa bằng một vật không thanh, cũng chẳng nhã : " Có ba trăm lạng việc này mới xuôi " ; đến cái cảnh tên quan"  mặt sắt đen si " xử Thúc Sinh và Thúy Kiều theo một thứ nguyên tắc hết sức kỳ lạ. Vừa ra lệnh đánh Kiều :

Đào hoen quẹn má, liễu tan tác này
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy, mái gầy vóc xương.

Hắn bỗng lại khen tài sắc của Kiều " giá đáng Thịnh Đường " yà " nghìn vàng cho cân"! Hơn nữa, sau khi biết Kiều làm thơ vịnh cái gồng (!), hắn khen hay bèn tha bổng, cho nàng hoàn lương và thân đứng  ra tổ chức lễ cướị linh đình cho Kiều lấy Thúc. Người đọc có thể vì quá yêu quý nàng Kiều mà bớt nghiêm khắc với những hành động của tên quan này, nhưng bản  thân việc xử kiện ngẫu hứng và tùy tiện của y thì ít hay nhiều vẫn cứ tố cáo tư cácb của y, ,tư cách của  một vị quan đại diện cho công lý cho pháp luật triều đình  .Vì thế, không thể không thừa nhận Nguyễn Du đã dựng lên ở đây cả một tán tuồng mà vai long trọng nhất cũng chính là  vai đầy hài hước.

Truyện Kiều có khá nhiều cảnh thể nhưng chỉ một lần duy nhất được Nguyễn Du mô tả một cách long trọng và có sự tham gia của cả hai bên  Thúy Kiều- Kim Trọng:

Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món, dao vàng chia đôi. .
Vầng trăng  vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng, một lời song  song.

Còn suốt trong cuộc đời mười lăm năm chìm nổi, bao lần Kiều yêu  cầu phải thề, nhưng không hề tham dự vàọ những cuộc thề ấy. Đó phải chăng là dụng ý của tác giả muốn biến những kẻ thề thốt " đơn phương" kia thành những vai hề, từ Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, Thúc Sinh —  cả Thúc Sinh nữa, thật tội nghiệp  đến Bạc Hạnh, và đặc biệt là Bạc Hạnh;

Một nhà dọn dẹp linh đình,
Quét sân, đặt trác, rửa bình, tháp nhang.
Bạc Sinh quì xuống vội vàng,
Quá lời nguyện hết thành hoàng, Thổ công .

Đằng sau cái cảnh thề thốt tưởng là long trọng, linh đình được diễn ra ở giữa sân với đủ hương khói, thánh thần, và tất cả những gì cũ kỹ, bụi bặm, mốc meo được lôi ra cọ rửa, lau chùi cho bóng loáng lên ấy, là cả  một sự giả dối đến trống rỗng. Nó được thể hiện một cách tinh tế qua cái   dáng dấp vội vàng, hấp tấp, cốt cho xong chuyện của gã họ Bạc và cả ở lời khấn nguyện thành  hoàng, thổ công có vẻ to tát nhưng kỳ thực chỉ là những lời đầu lưỡi, thần thánh nào cũng "vơ" vào cho xong chuyện,   kiểu nói dối " quá lời " mà không giấu được một ai.

Nguyễn Du còn dựng lên một màn bi bài kịch đầy nước mắt và cũng   đầy tiếng cười: cảnh Hoạn Thư đánh ghen. Đây là mối tình tay ba được diễn ra trong một hoàn cảnh oái oăm: Kiều bị đẩy xuống hàng tôi tớ   Thúc ở vào thế " tiến thoái lưỡng nan ", đúng như âm mưu  của Hoạn Thư.

Làm cho nhìn chẳng được nhau,
Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên.
Làm cho trông thấy nhẵn tiền,
Cho người thăm ván, bán thuyền biết tay.

Hoạn Thư vừa là đạo diễn, vừa nhập một vai trong màn  kịch: vai cô chủ. Kiều và Thúc Sinh là những kẻ chiịu nạn, bởi  cuộc tình duyên vụng trộm của họ không qua được mắt con người đáo để Hoạn Thư, và cuối cùng chính họ rơi vào " bẫy" do Hoạn Thư giăng sẵn. Ngay khi màn kịch diễn ra , Kiều đã hiều hết; nàng sọ hãi, lúng túng, không biẽt "ăn làm sao, nói làm sao bây giờ". Còn Thúc Sinh thì hoảng hốt:  "Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi", con người yếu đuối này không có cách nào khác là phải đôi hàng " giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa". Hoạn Thư chủ động tấn công ngay, ngọt nhạt như không và cũng ngạo nghễ vô cùng:

Tiểu thư trông mặt hỏi tra;
Mới về có việc chi mà động dong ?
Thúc Sinh sợ hãi vội vàng dối quanh :
Sinh rằng: Hiếu phục vừa xong,
Suy lòng trắc dĩ  đau lòng chung thiên.

(Ôi, đó là do nhớ mẹ mới  mất mà đau lòng phát khóc lên được! và còn đau " chung thiên" kia !) Hoạn Thư thừa biết chàng nói dối, nên mỉa mai: Khen rằng: Hiếu   tử đã nên.."

Trong màn bi hài kịch này, Hoạn Thư thực sự đã biến Thúc Sinh thành ra một anh hề, và khiến Kiều phải chịu bao đau đớn. Hoạn  Thư không cần trực tiếp đánh vào Thúc, mà chỉ đánh vào Kiều. Kiều là kẻ chịu đòn,là sợi dây trong tay Hoạn Thư gián tiếp điều khiển con rối Thúc Sinh hoạt động. Sau tiếng thét của Hoạn Thư đối với Kiều, Thúc Sinh đang sụt sùi khóc vội vàng " chén mới phải ngậm bồ hòn ráo ngay ".Tiếng thét thứ hai của Hoạn Thư khi Kiều đánh đàn, Thúc Sinh đang khóc, cũng lại "vội vàng gượng nói, gượng cười cho qua " . Thật đúng là tấn  bi  hài kịch  người ngoài cười nụ, người trong"khóc thầm". Cái buồn cười còn ở chỗ, cả ba người đều biết rằng ai cũng nói dối, mà vẫn cử phải nói dối cho đến tận phút chót.

Dẫu chưa nhận thức được những qui luật phát triển của lịch sử, nhưng Nguyễn Du cũng đã nhìn thấy những sự vận động và - biến đổi của các triều đại phong kiến: " Xưa nay chưa thấy triều đại nào đứng vững được nghìn năm" (Vị Hoàng doanh)., Ông đi từ nghi ngờ đến phủ nhận xã  hội .: " Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm" ,(Văn tế thập loại chúng sinh). Mọi triều đại phong kiến đã nối tiếp nhau xuất hiện, để rồi lại ra đi nhưng triều đại nào cũng giống nhau ở một điểm mâu thuẫn với quỵền  sống chính đáng của con người. Sống trong xã hội phong kiến suy tàn,. Nguyễn Du không thấy được rằng, đây chính là giai đoạn cuối cùng của   một hình thái lịch sử, đang diễn ra tấn hài kịch của chính nó, và loài  người đang "tiễn đưa nó vào vương quốc của bóng tối ".   Điều kiện lịch sử không cho phép ông làm những việc như Sếch-xpia, Xec— van-tex, Ra-bơ-le, Von-te... nhưng ngòi bút trẻ trung, nhạy bén  sống động của ông, của chàng trai phường nón ngày xưa ấy vẫn — vô tình hay hữu  ý — bắt lấy những hiện tượng, những mảng nhỏ của một thực tế lịch sử  rộng lớn đang bắt đầu hình thành tấn hài kịch lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam trong buổi suy tàn — nguồn chất liệu phong phú của tiếng cười trong những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.