Nguyễn Du

Loading...

Tiếp nhận thêm một số phiên bản mộc bản ghi chép về Đại thi hào Nguyễn Du

Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm  Đại thi hào Nguyễn Du vừa tiếp nhận thêm  05 phiên bản mộc bản ghi chép về Đại Thi hào Nguyễn  Du từ Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước.
 
(Ảnh 1)
 
Phiên bản mộc bản có kích thước 44 x 24 cm, niên hiệu Ất Sửu, Gia Long năm thứ 4 (1805), quyển 26, cuốn Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, ghi: Đặng Trần Thường dâng sớ cử Tiến Sĩ Triều Lê cũ là Nguyễn Du, hương cống là bọn Nguyễn Trọng Chiếu 14 người, hạ lệnh triều về kinh xét dùng.
 
(Ảnh 2)
 
Phiên bản  mộc bản có kích thước 40 x 23 cm, niên hiệu  Canh Ngọ, Gia Long năm thứ 9 (1810), quyển 40 Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ có nội dung: Ngày Đinh dậu xa giá đi tuần Quảng Trị, ngày Tân Sửu đi Quảng Bình, xem làm lỵ sở của dinh. Dụ ký Hoàng Văn Diễn và Cai bạ Nguyễn Du rằng: “Dùng sức dân, nên dè sẻn. Đắp đất đai sai dân làm thì được, còn xây dựng sảnh, thự, nên lấy binh lính mà làm”. Bèn hạ lện cho Hộ bộ thưởng cho những người ứng dịch. Ngày Đinh mùi trở về.
 
(Ảnh 3a)
 

(Ảnh 3b)

 

Hữu Tham tri Lễ bộ là Nguyễn Du chết. Du là người Nghệ An, rộng học, giỏi thơ, giỏi quốc ngữ. Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua thì sợ sệt không hay nói gì. Vua từng dụ rằng: “Nhà nước dùng người, duy có tài dùng, vốn không coi năm bắc khác nhau. Khanh cùng Ngô Vị đã được tri ngộ làm quan đến chức Á khanh, nên điều gì biết thì nói ra hết, đâng điều hay sửa điều dở, để hết chức mình, sao cứ rụt rè hãi, chỉ việc vâng dạ”. Đến bây giờ có mệnh sai sang nước Thanh, chưa đi thì chết, vua thương tiếc, cho 20 lạng bạc, 1 cây gấm Tống. Khi đưa tang về lại cho thêm 30 quan (Mặt khắc 16, 17, quyển 4, cuốn Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ  - ghi chép ở 2 phiên bản mộc bản khác nhau – kích thước 44 x24 cm (3a), 43 x 24 cm (3b))  Niên hiệu Canh Thìn, Minh Mạng  năm thứ nhất (1820).
 
(Ảnh 4)
 
Phiên bản mộc bản có kích thước 32 x 20 cm,  niên hiệu  Minh Mạng năm thứ 13 (1832), mặt khắc 7, quyển 1, cuốn Quốc triều Đăng khoa lục ghi chép về Tiến sỹ Nguyễn Tán như sau: Sắc ban Đệ Tam giáp (Đồng Tiến sĩ xuất thân). Sinh năm Giáp Tý (1894), Quê quán Tiên Điền, Nghi Xuân, Nghệ An (nhà ở Cẩm Chương – Đông Ngạn - Bắc Ninh) (năm 1826, Nghi Xuân được đổi về Hà Tĩnh). Đỗ cử nhân, khoa thi năm Mậu Tý (1828), làm quan tới chức Viên ngoại; bị miễn chức.
 
Đến nay Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm  Đại thi hào Nguyễn Du đã tiếp nhận 09 phiên bản mộc bản ghi chép về Đại thi hào Nguyễn Du và 01 phiên bản mộc bản ghi chép về Tiến sĩ Nguyễn Tán (gọi Đại thi hào Nguyễn Du bằng Bác) là con trai thứ 10 của Nguyễn Y. Các phiên phiên bản mộc bản nói trên là tư liệu ghi chép những thông tin xác thực về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du và Nguyễn Tán nằm trong hệ thống mộc bản triều Nguyễn lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới vào năm 2009.
 
 
Bách Khoa

 

Tham quan ảo 3D
Nghiên cứu - Thảo luận

Đi tìm bản thảo "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” của Nguyễn Du

Khi Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cho người đưa câu đối và lễ vật sang phúng viếng đồng thời thu về Cung tất cả những sổ sách, giấy tờ có trong nhà Nguyễn Du. Chắc rằng sau này khi đưa về " Ngự tiền thư viện " nhà vua đã cho người kiểm tra, nhưng không thấy có gì tỏ ra nguy hiểm nên đã cho vào kho cất kỹ.Trải qua 126 năm (từ 1820 đến 1946 ) với mười một đời vua kế tiếp nhau - sau Minh Mạng, cũng không có vị vua nào đoái hoài gì đến bó tài liệu của Nguyễn Du. Tháng 12- 1946, bọn Pháp tấn công chiếm kinh đô Huế, cụ Nguyễn Đình Ngân được lệnh đưa tất cả các loại sổ, sách, tài liệu... của "Văn hóa viện " chuyển ra huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để chờ tàu hỏa chuyển ra Bắc. Kháng chiến bùng nổ. Mặt trận Huế vỡ ! Mặt trận có ở khắp nơi. Để ngăn các cuộc hành quân của giặc Pháp. Ủy ban Kháng chiến Toàn quốc " ra lệnh "Tiêu thổ Kháng chiên", đồng bào ở đô thị làm " vườn không nhà trống " và đi" tản cư”. Đường sắt, đường ô tô, ta đều chủ động phá hỏng để cô lập kẻ thù. Chuyến tàu hỏa mà cụ Nguyễn Đình Ngân chờ đợi không còn nữa ! Các cán bộ của " Văn hóa viện " cũng đi "tản cư” với hành trang gọn nhẹ, chuyển sang làm công tác thông tin, tuyên truyền cho cuộc " Kháng chiên thần thánh " - Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ gian khổ, để lại sau lưng Kinh thành Huế bị giặc chiêm đóng! Giặc Pháp tiến đánh Phong Điền. Nhiều làng mạc bị đốt cháy! Số phận bó " di cảo của

Xem tiếp
Di sản văn hóa

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website

Bản quyền © 2015 Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới - Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du.
Địa chỉ: Xã Tiên Điền - huyện Nghi Xuân - Tỉnh Hà Tĩnh.
ĐT: 02393 826 599        Đăng ký tham quan: 02393 825 133
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm nội dung: Ban quản lý khu di tích Nguyễn Du
Nêu rõ nguồn nguyendu.org.vn khi đăng bài từ website này.