Khác với Truyện Kiều một cuốn tiều thuyết trọn vẹn, và Văn chiêu hồn, một bài văn tế thay lời nhà Phật kêu gọi chủng sinh, thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn nếu có bao hàm tâm sự của Nguyễn Du cũng phải thông qua số phận khách quan của các nhân vật chính — những hình tượng nghệ thuật kết tinh từ cuộc sống. Thơ chữ Hán Nguyễn Du, trái lại, khắc họa cải hình ảnh của chính Nguyễn Du, một hình ảnh rất động trước mọi biến cố của cuộc đời.

Nhưng một nghệ sĩ vĩ đại, mỗi khi nói về mình không phải đơn thuần chỉ biết có mình mà thôi. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với cõi lòng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, một Nguyễn Du nghìn lần thực hơn cái con người chỉ biết vâng vẳng dạ dạ cho qua chuyện trước mặt Gia Long mà sử sách từng ghi lại, ta còn thấy một điều gì lớn hơn nữa; ấy là những suy nghĩ sâu xa của nhà thơ về con người, về xã hội, về những hiện tượng lịch sử phong phú diễn ra trước mắt ông. có tiếng nói khác với những tác phầm khác, thơ chữ Hán Nguyễn Du là một cách Nguyễn Du đặt vấn đề trực tiếp về số phận của mình, gắn liền với vận mệnh của thời đại, của quần chúng.

Trước hết, hãy tìm hiểu con người Nguyễn Du. Con người này mang trong minh cải lý tương chính trị nào ? Thật ra, vấn đề không đơn thuần chỉ là phân tích thái độ của Nguyễn Du đối vời nhà Lê, đối với Tây Sơn, hay đối vời nhà Nguyễn,Ở mỗi một thời điếm nhất định, Nguyễn Du có một cách đánh giá nhất định đối với các triều đại ẩy. Nhưng xuyên qua những khuynh hướng phức tạp trong tư tưởng cua nhà thơ, sẽ có thế rút ra một thái độ nhân sinh bao hàm trong đó những quan điểm đạo đức, lý tưởng sống, cách xử thế... của Nguyễn Du. Và chỗ quan trọng là cái thái độ thân sinh này, trong điều kiện lịch sử mà Nguyễn Du sống, cũng không thể là một biểu hiện thuần nhất từ đầu đến cuối mà chắc chắn có từng quá trình biến chuyền.

Thời đại của Nguyễn Du, những điều gọi bằng lẽ phải không hiện ra vằng vặc ở trước mắt. Đấy là một thời ký giằng co quyết liệt giữa nhiều xu thế chinh trị khác nhau. Trong đời sống tư tưởng của xã hội, từng mảng nhỏ của hệ thống giáo lý phong kiến cơ hồ bị bung ra, bị lật xảo đến gốc,  tạo nên không ít những cuộc khủng hoảng tinh thần. Chiến thắng hiền hách của nông dân khởi nghĩa, rồi sự phục thù của những thế lực phản động, sức vang dội cua những yêu cầu tự do và công lý, rồi việc lập trở lại một trật tự phong kiến đen tối vào bậc nhất... Tất cả những điều trái ngược đó khiến cho không khi thời đại càng thêm phức tạp, với những màu sắc phẩn khởi và tuyệt vọng, lạc quan và bi quan lẫn lộn. Nguyễn Du vừa mới chứng kiến tấn thảm kịch tự chôn mình, của một Lý Trần Quán, thì tiếp theo, đã phải ngơ ngác trước cái phong thái ung dung đi theo «tân triều» của một Ngô Thời Nhiệm ; trong khi ông đang xốt xa tủi nhục cho tình, cảnh « sẩy đàn tan nghé» của tập đoàn phong kiến Lê Trịnh, thì đồng thời cũng đã được nghe vọng đến tiếng sấm chiến công của Nguyễn Huệ phá tan hai mươi vạn quân giặc ngoại xâm; và rồi cũng chính giữa lúc nhà thơ chưa kịp làm quen  với sự có mặt của những con người « cò đào áo vải» trong cương vị những chủ nhân xã hội, thì ông lại đã sửng sốt nhìn thấy tấn bi kịch đổ vỡ của triều đại Tây Sơn mà thấp thoảng phía sau là cải mưu đồ « phục quốc >> của Gia Long.

Quy trình, mọi hoạt động đầy kịch tính của lịch sử Việt-nam cuối thế kỷ - XVIII và nửa đầu thể kỷ XIX đã ập vào Nguyễn Du một cách khá dồn dập, làm cho ông như sống trong một trạng thái choáng váng về tư tựởng, và không phải đã dễ dàng tìm ngay được một lẽ sống, một chỗ đứng nào vững vàng ồn định. Có hiểu như thế thì mời hiểu nồi vì sao trên đường đi sứ, khi đi qua mộ của những bậc trung thần nghĩa sĩ Trung-quốc, nhà thơ không ngớt tán thương tấm lòng trung nghĩa của họ ; nhưng chỉ cần một lúc khác phải vượt qua một khúc sông muôn phần hiềm trơ, ông lại cảm thấy cái khái niệm trung nghĩa không còn đủ đề cho minh tin:

Trung tín đảo đầu vô túc thị
(Giữ lòng trung tín nhưng gặp nguy vẫn không đủ tin cậy)

Cũng trên đường đi  sứ ấy, Nguyễn Du vừa mời đề cao Dự Nhượng hết lòng vời chủ, vừa mới bài bác Giả Nghị không hiểu được tấm lòng cô trung <( liệt nữ không thờ hai chồng » của Khuất Nguyên, thì liền sau đó nhà thơ lại đã chê trách. cái thái độ thiếu sáng suốt của Phạm Tăng, chỉ biết giữ lòng trung với nước Sở mà không chịu hiểu rằng « mệnh trời » đã hoàn toàn thuộc về nhà Hán.

Trong các bài thơ của Nguyễn Du, những mâu thuẫn trên đây không phải là cá biệt mà tương đối phô biển. Những mâu thuẫn đó có ý nghĩa gì? Phải chăng là trong con người Nguyễn Du đã luôn luôn xây ra những cuộc xung đột — một bên là tư tương chính thống của nhà thơ một bên là hiện thực chói chang, sừng sững. Nhà thơ muốn cưỡng lại hiện thực, muốn đi theo những thiên kiến chính trị của giai cấp mình. Nhưng hiện thực cuộc đời ~với những sắc thái phức tạp, muôn vẻ của nó, mạnh mẽ quá, hấp dẫn quá, làm cho ông cứ phải bàng hoàng ngơ ngác, phân vân suy nghĩ, dần dần bắt tình cảm của ông phải chấp nhận ít nhiều lẽ phải của cuộc sống.

Thời kỳ chạy loạn về quê vợ, Nguyễn Du đã tính chuyện phù Lê chống Tây Sơn. Một đứa con của một gia đình «vọng tộc» từng nhiều đời nặng ơn trời bể với Lê— Trịnh, đối với Tây Sơn có hành động như vậy kể cũng dễ hiểu. Nhưng một điều cũng khá lạ lùng là mặc dù chống Tầy Sơn,. Nguyễn Du vẫn không hé lộ ra một thái độ hằn học nào đối với triều đại đó. Chỉ nguyện phù Lê của Nguyễn Du, có chăng, trước sau cũng chưa vượt ra ngoài một nỗi niềm tâm sự :

Ngã hữu thổn tâm vô dữ ngữ
Hồng sơn sơn hạ Quế-giang thâm
(Ta có một chút tâm sự không biết tỏ cùng ai
Dưới chân núi Hồng sông Quế-giang sâu thẳm)

Ai biết được đấy là tâm sự gì? Sau này khi chính Tây Sơn đã bị lật đổ, ta lại thấy Nguyễn Du có cái tiếng thở dài rất đỗi bùi ngùi:

Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vọng
Ca vũ không di nhất nhân tại
(Cơ nghiệp Tây Sơn tiêu vong đâu hết
Mà còn sót lại một người trong làng ca múa)

Có phải thực tế cuộc đời trong bao nhiêu năm, nhất là những năm đen tối dưới triều nhà Nguyễn, đã lay chuyền dần tình cảm của Nguyễn Du, làm. cho ông có một cái nhìn phần nào khác trước đối với Nguyễn Huệ ?

Ở đây, có một hiện tượng cũng cần lưu ý : trước chiến thắng lừng lẫy cua Quang Trung chống quân Thanh xâm lược, Nguyễn Du đã không biểu lộ một sự quan tâm nào. Qua thơ Nguyễn Du, ta thấy ông rất « kín tiếng » đối với sư kiện vĩ đại này. Thế nhưng, khi vấn đề vận mệnh sống còn của dân tộc tưởng như đã lẳng xuống rồi thì mười mấy năm sau, có dịp đi ra khỏi đất nước, Nguyễn Du bỗng nhiên lại đặt lại vấn đề một cách nóng hổi — và đặt dưới một hình thức cũng không kém kín đáo : ông mỉa mai rất chua cay những kẻ âm mưu hoặc trực tiếp đem quân xâm lăng Việt-nam như Mã Viện, Minh Thành Tổ. Ông hào hứng ca ngợi những nhà ái quốc nổi tiếng của Trung-hoa như Khuất Nguyên, Nhạc Phi, Cù Các bộ, Văn Thiên Tường. Nhân đi qua mộ một con kỳ lân thời Minh Thành Tổ, Nguyễn Du tưởng tượng ra con kỳ lân đó vì không tìm thấy « minh chúa » nên chết đi, và ông gợi ý: « Buổi ấy sao lại không dạo chơi sang phương Nam ? ». Phương: Nam lúc bẫy giờ, Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa, đánh bại giặc Minh, mở ra trang sử độc lập vô cùng chói lọi. Tuy Nguyễn Du vẫn không động đến chiến thẳng của Tầy Sơn, nhưng nếu không có cải hiện thực sấm sét đó trong, thời đại ông thì làm gi có được những câu đầy lòng tự hào như vậy? Quả là sức mạnh của hiện thực cuối cùng đã thấm vào Nguyễn Du, khiến cho tình cảm, tư tưởng của ông dù ít dù nhiều cũng phải « chuyển » theo.

Hiển nhiên, ta không thể quên rằng hiện thực xã hội giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn vốn rất sóng gió, rất dữ dội, không phải chỉ có tươi sáng, phấn khởi một chiều. Tình căm của Nguyễn Du cũng đã phải vật vờ trước thực tế, mất chỗ bấu víu, thậm chí có lúc phải lật đi lật lại. Những mặt bi quan, tiêu cực trong tư tưởng nhà thơ, do đó, cũng có đất để nẩy sinh. Nguyễn Du đã không thề hiểu được vì đâu mà cơ nghiệp của những bậc anh hùng trong: lịch sử và trong thời đại ông lại đồi thay như chớp mắt. Ông rừng mình:

Bồi hồi phủ ngưỡng bi phù sinh
Như thứ anh hùng thả như thử
(Băn khoăn nghĩ ngợi thương cho kiếp phù sinh
Anh hùng như thế mà còn như thế)

Và tất cả những nỗi đau thương u uất như thế dồn lại, về cuộc đời, về con người, về các triều đại kế tiếp nhau, đã hình thành, nên trong nhân sinh quan của Nguyễn Du một ý thức thường trực, một cảm hứng bi thiết về sự mong manh của đời người của số phận. Nguyễn Du gần với Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án khi ông khái quát vũ trụ dưới cạnh khía « nương dâu bãi bể ». Nguyễn Du cũng đã gặp Nguyễn Gia Thiều trong một cái nhìn hết sức ảm đạm :

Cổ kim hiền ngu nhất khâu thổ
(Xưa nay kẻ hiền người ngu cũng chỉ còn trơ lại một nấm đất)

Bế tắc, cùng quẫn, Nguyễn Du cũng như bao nhiêu người khác, có lúc đã chán nản hết thảy, muốn vứt bỏ hết thảy mà tìm vào đạo Phật, đạo Lão, tìm vào hành lạc, thậm chi « gọt tóc » mà trốn vào rừng. Nhưng bước chân của ông đi vào những nơi xa lánh «cõi trần» kia sao mà vẫn có gì như không thoải mái. Ở ẩn ông thấy buồn, vì đối với đời lòng cứ không thôi vương vấn :

Hắc dạ thiều quang hà xử tầm ?
Tiểu song khai xứ liễu âm âm
(Đêm tối đen, tìm đâu thấy cảnh xuân tươi sáng ?
Chỗ cửa sồ nhỏ mở chỉ thấy bóng liễu âm u)

Và tiếng rằng có nghĩ tới hành lạc, chưa bao giờ thấy Nguyễn Du ngạo nghễ, thỏa thuê trong cái thú hành  lạc như một Nguyễn Công Trứ :

Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhành
Nhất toa lê hoa áp hải đường

Nguyễn Du chỉ nói đến cải thú đi săn, đến một hồ rượu đầy luôn luôn để sẵn đầu giường. Nhưng rồi trong thực tế, từ khi ra làm quan với nhà Nguyễn, nhà thơ cũng chả có mấy dịp để trở lại cải thú đi săn, còn nói đầy bồ rượu thì âu cũng chỉ là một cách nói. Say sưa bất tỉnh đối vời Nguyễn Du là một điều nguy hiểm, vì không phải nó làm mất phẩm giá của ông, mà chính là nó làm cho ông không còn tỉnh táo để mà suy nghĩ. Mà không suy nghĩ thì Nguyễn Du đâu có thể chịu được ! Khi đi qua mộ Lưu Linh, một bậc «thất hiền » hay rượu đời Tấn, Nguyễn Du đã bày tỏ ý mình :

Hà tự thanh tinh khan thế sự
Phù bình nhiễu nhiễu cánh kham ai
(Sao bằng cứ tỉnh, để xem việc đời
Như những cánh bèo trôi dạt, rất đáng thương)

Chính cái ý thức « cứ tỉnh để xem việc đời » này đã cứu vớt Nguyễn Du. Cho nên, hầu như là trong mọi trường hợp, tuy có nói đến hành lạc, đến ở ẩn, đến say sưa, nhưng Nguyễn Du vẫn không phải là người làm những điều minh nói. Nguyễn Du không phải là con người hành động mà là con người trầm tư mặc tưởng. Con người ấy tiếp nhận tất cả mọi cay đắng trong đời với một thái độ lặng lẽ, chịu đựng. Nhưng thật ra, một cuộc đấu tranh ngấm ngầm chống lại mọi sự sa ngã vẫn diễn ra ơ bên trong. Và so với người khác, những nỗi cực nhục mà con người ấy chịu còn phải nhân lên gấp mấy lần, vì nó dồn nén súc tích lại thành những nỗi đau vò xé tâm can, chứ không được giải phóng ra bằng hành động.

Vốn là người biết quý cuộc sống tự do, đối vời chuyện công danh,-Nguyễn Du thường bày tỏ thái độ ghê sợ không giấu diếm. Khi phải bước chân vào cái vòng « bể hoạn » của Gia Long, Nguyễn Du chua chát nghĩ rằng, mình đã « vào tròng » :

Thử thăn dĩ tác phàn lung vật
Hà xứ trùng tầm hãn man du
(Thân này đã là vật trong lồng cũi
Còn tim đâu được cuộc đời phóng khoáng tự do nữa ?)

Trong một bài thơ khác, ở một thời gian  khác, nhà thơ  còn nói rõ là danh lợi đã làm cho mình không còn đến cả cái tự do được  cười khóc cho hồn nhiên thanh sảng:

Danh lợi doanh trường lụy tiếu tần
(Trên đường danh lợi, cải cười hay cáị chau mày cũng không được tự do)

(XUÂN TIÊU LỮ THỨ)

 Không phải ngẫu nhiên mà câu thơ trên đây cũng giống với một câu thơ của Cao Bá Quát làm mấy chục năm về sau :

Duyệt thế phương tri kiệm tiểu tần
(Trải đời mời biết dè xẻn cái cười cũng như cái chau mày)

(Tặng Di Xuân)

 

Hai con người, hai thế hệ   nhưng cùng chung một tâm sự.

Tuy nhiên, Nguyễn Du lại không thể nào có được cải khi phách « quyết xoay bạch ốc lại lâu đài» của Cao Bá Quát. Con người ấy chỉ biết nâng đau khổ lên thành triết lý, và rồi luẩn quẩn ở trong triết Iý> đến nỗi không nhìn thấu nguyên nhân của mọi nỗi khổ của mình. Trọn đời ông, nhà thơ vẫn phải nhẫn nhục đóng vai một << hàng thần lơ láo » dưới  trước Gia Long, vẫn cứ làm quan, song vẫn cử vùng vằng, khổ  sở. Lúc chưa ra làm quan,, sự ngột ngạt trong tâm hồn khiến Nguyễn Du đã có lúc phải kêu gọi ánh sáng:

An đắc huỵền quang minh nguyệt hiện
Dương quang hạ chiếu phá quần âm
(Ước gì vầng trăng sáng xuất hiện ngay trước cửa
Ánh sáng dọi xuống xua đuổi mọi bóng tối)

(NGỌA BỆNH)

Lúc đã làm quan rồi, trong thơ Nguyễn Du vẫn có cùng một cảm hứng như thế :

Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt
Lạc âm trùng điệp bất di quang
(Gắng dậy .mở cửa số xem trăng sáng
Bóng râm lớp lớp không đề lọt tia sáng nào)


(NGẪU HỨNG)

Thật là rõ ! Con người Nguyễn Du là con người biết khao khát chân lý và cũng do đó biết sống theo những tình cảm đúng; con người biết «tỉnh táo để nhìn đời » và cũng do đó đã tránh được những phản ứng lầm lạc trong mọi hoàn cảnh tối tăm. Nhưng càng nhìn đời, càng thấy xung quanh mình tràn đầy thống khổ, thì lại càng bế tắc. Càng đưa suy nghĩ lên mức khái quát thi lại càng chìm sâu vào một nỗi đau «vô hình ». Suốt đời, nhà thơ đã vùng vẫy trong cái mớ bòng bong tư tưởng đó :

Nhất sinh u tứ vị tằng khai
(Trọn đời mối u sầu chưa hề gỡ ra)


(THU CHÍ)

Và mấy câu thơ sau đây quả đã nói được một cách khá trọn vẹn tâm trạng của Nguyễn Du:

Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân
Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu
(Trên lối cũ, gió lạnh dồn cả vào một người
Đêm tối mờ mịt không biết bây giờ là bao giờ, mãi chẳng thấy sáng)

(DẠ HÀNH)

Hình tượng một con người đi trong bóng đêm dày đặc hãi hùng, bị gió lạnh dồn cả vào mình, và cứ mong cho chóng sáng mà không thấy sáng, thật đã phản ánh đúng cái cảm nghĩ chua xót của Nguyễn Du về sự mất phương hướng. Đấy không những là hình ảnh tự họa chính xác nhất của nhà thơ mà còn là hình ảnh có một ý nghĩa xã hội rộng lớn : tấn bi kịch lịch sử của chế độ phong kiến ở giai đoạn cực kỳ thổi nát, tan rữa. Ý nghĩa nhận thức đồng thời cũng là ý nghĩa tố cáo trong phần lớn những bài thơ chữ Hán nói về mình của Nguyễn Du, chính là như vậy.

Giá trị tố cáo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du sẽ càng tăng lên khi nhà thơ hướng ngòi bút sang một đối tượng miêu tả khác: những con người có số phận cơ cực, hầm hiu nhất trong cuộc sống, về phương diện này, thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng thống nhất với Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. “Thống nhất trước hết là ở thái độ phản ánh hiện thực của nhà văn. Hễ cử nói đến quần chúng nhân dân, lời thơ của Nguyễn Du bao giờ cũng dạt dào xúc động. Nói như ai, Nguyễn Du đã « sẻ một nửa yêu thương» của mình cho quần chúng.

Nguyễn Du không phải là người chỉ biết thu mình lại trong những đau khổ cố nhân. Trên con đường gập ghềnh «bụi bay mờ mịt » của đời ông, lòng nhà thơ vẫn mở ra để đón lấy mọi niềm vui nỗi buồn của con người và tạo vật quanh mình. Ông thương cho cái kiếp một con ngựa già bị ruồng  bỏ. ông tiếc một bông hoa rụng, ông đau xót không nguôi trước cái chết của một người đào hát, ông hiểu thấu cái tâm trạng nhớ «vườn dưa quê nhà » của người đi lính, ông gắn bó với cả một người gánh củi bắt gặp trong một quán trọ dọc đường:

Dã túc phùng tiền giả
Tương liên bất tại đồng
(Đêm trọ giữa đồng quê gặp bác tiều
Thương nhau không cứ ở chỗ giống nhau)

(PHƯỢNG HOÀNG LỘ THƯỢNG TẢO HÀNH)

Có người vẫn băn khoăn vì sao thơ chữ Hán Nguyễn Du lại không có nhiều bài như những bài Thái bình mại ca giả, sở kiến hành. Băn khoăn kể cũng là chính đáng. Nhưng hãy đăt một vấn đề ngược lại: trên con đường đi sứ nghìn dặm cua Nguyễn Du, đường đường là một ông chánh sứ Việt-nam, chắc chắn nhà thơ đã gặp gỡ, « chén tạc chén thù » với không ít những bậc công khanh quyền quí của nước Trung-hoa phong kiến (1); thế nhưng vì sao trong thơ ông không hề thấy ghi lại dù chỉ là một lần xúc tiếp với những đám người sang trọng đó? Trái lại, suốt cả một tập nhật ký bằng thơ dày, ngoài những nhân vật lịch sử mà Nguyễn Du làm sống lại, chỉ thấy hiện lên hình ảnh của mấy con người cùng khổ — một anh đẩy xe, một ông già hát rong mù, và ba mẹ con một người hành khất thất thểu trên đường.

Thơ văn thù tạc xưa nay thường vẫn là mán quà đầu miệng của các ông sứ bộ nước ta đi sang « Bắc quốc >>, sao Nguyễn Du lại tuyệt đối không làm? Hay là nhà thơ, tuy cũng có sáng tác những bài xướng họa kiều ấy, nhưng rồi ông đã dứt khoát gạt chúng ra khỏi tập thơ của mình ? Không phân vân gì nữa, giữa loại người quyền quý và loại người cùng khổ trong xã hội phong kiến Trung-quốc cũng như xã hội phong kiến Việt-nam, tình, cảm của Nguyễn Du nghiêng về ai tự nó đã rõ.

Đi sâu vào nghệ thuật biểụ hiện quần chúng trong từng bài thơ cụ thể, sẽ thấy tâm hồn Nguyễn Du còn có những mặt đáng quý hơn nữa. Như ta từng biết, thơ chữ Hán Nguyễn Du thường đi sâu vào những diễn biến nội tâm. Nhưng khi cuộc đời với những nỗi đau thắt ruột dội mạnh tời tâm trí ông, thì Nguyễn Du lại đột ngột quên mình đi trước yêu cầu phải phản ảnh chân xác cuộc sống. Thơ ông trở nên rất hiện thực. Gặp một ông già mù hát rong ở châu Thái-bình, Nguyễn Du đã gửi lại tỷ mỹ từ cái bàn tay run run của ông sờ soạng lúc bước xuống thuyền, rồi trước lúc hát, cũng cái bàn tay ấy hai ba lần giơ lên cảm ơn, cho đền cái dáng điệu thiều não của ông trong gần suốt một trống canh « mua vui » cho người khác... Để nhấn mạnh, vào thái độ chăm chú của người xem, trong đó phải có thái độ kinh trọng của chính Nguyễn Du, nhà thơ dùng mấy nét tô đậm lên cái cảnh trời đêm lúc xảy ra câu chuyện :

Quan giả thập số tịnh vô ngữ
Đãn kiển giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh
(Hơn chục người xem đều im lặng
Chỉ thấy gió sông hiu hiu trăng sông vằng vặc)

Và tất cả cải không khì thành kính, trầm mặc mà Nguyễn Du phác họa ra kia đã nhanh chóng đổ sập xuống, khi cuộc hát kết thúc, với một sự thực đến là ngao ngán :

Đàn tận tâm lực cơ nhất canh
Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục
(Gắng hết tâm sức gần một trống canh
Mà chi được năm sáu đồng tiền).

(THÁI BÌNH MẠI CA GIẢ)

Nhưng khả năng phản ánh hiện thực của Nguyễn Du không phải chỉ dừng lại ở chỗ vẽ lên những chi tiết tì mỉ, làm cho hình tượng nhân vật sống như thực mà thôi. Nhà thơ còn biết nhìn hiện thực trong xu thế vận động của nó. Trong bài Sở kiến hành, ông đã mô tả rất cụ thể cái quá trình khốn quẫn từng bước một của mấy mẹ con một người nông dân. vì đói khát mà bỏ đi khỏi làng. Từ chỗ còn làm lụng được, dần dần họ rơi vào cái cảnh phải lang thang ăn xin dọc đường phố, và cùng với nó, một hình ảnh ghê rợn đã hiện lên :

Nhãn hạ ủy câu hác
Huyết nhục tự sài lang
(Đã thấy trước mắt cảnh chết lăn nơi ngòi rãnh
Máu thịt nuôi sói lang)

Từng chi tiết sắc lạnh cứ xói vào tim người đọc. Chỉ một thoáng nhìn, Nguyễn Du như đã rõ  hết quá khứ, hiện tại và tương lai của nhân vật. Và nhân vật của ông, cũng không còn là một nhân vật trong thơ nữa, mà như đang ở ngay giữa cuộc sống, bị cuộc sống xô đầy vào những cảnh ngộ tất nhiên, không sao cưỡng lại được. Hẳn không phải chỉ qua một cảnh trông thấy trên đất Trung-quốc mà Nguyễn Du tưởng tượng ra được cả đoạn đời bi thảm trong bàì Sở kiến hành. Phải đúc kết từ rất nhiều «điều trông thấy trên đất nước mình, nhà thơ mới dựng lên được bức tranh hiện thực sắc sảo ấy, nó là bức tranh phổ biến về quá trình bần cùng hóa của người nông dân — bất kỳ dân tộc nào — dưới chế độ phong kiến cũng như mọi chế độ áp bức bóc lột khác.

Trong bài thơ, ngòi bút của Nguyễn Du lúc đầu còn bình tĩnh. Ông lặng lẽ quan sát, từ bộ quần áo lam lũ, từ đứa con còn ẵm trong lòng mẹ, từ cái giỏ tre đựng tấm cám khoác bên mình đứa lỏrri... Nhưng rồi một hình ảnh tương phỉn về tâm lý đập vào mắt ông : giữa tình cảnh lo lắng nẫu ruột của người mẹ, bầy con vẫn hồn nhiên vui đùa. Thế là nhà thơ không khách quan được nữa. Ông «nhập thân » vào nỗi khổ của họ. Ông kêu lên:

Mẫu tâm thương như hà ?
(Lòng mẹ đau xót như thế nào?)

Và chính, ông lại tự trả lời câu hỏi của mình. Cũng như bài thơ trước, Nguyễn Du đã vận dụng ngoại cảnh để làm tăng thêm không khí nhức nhối, bi thảm:

Thiên nhật giai vị hoàng
(Trông lên trời, mặt trời như cũng vàng úa)

Một hiện tượng cũng không kém ý nghĩa là trong hầu hết những bài thơ nói về cảnh ngộ của quần chúng, Nguyễn Du thường có liên hệ đến bản thân mình. Trên đường đi sứ, giữa buổi trưa nắng gắt qua tỉnh ly Hà-nam, gặp một người đẩy xe trên đường, trong khi chính mình cũng đang rất mệt nhọc, ông bùi ngùi cất lên :

Hà xứ thôi xa hán ?
Tương khan lạc lạc đồng
(Anh đẩy xe kia ở đâu ta nhỉ?
Nhìn nhau, thấy vất vả như nhau)


(HÀ-NAM ĐẠO TRUNG KHỐC THỬ)

Nhưng cũng có lúc cảnh ngộ Nguyễn Du không giống vời cảnh ngộ quần chủng. Trong trường hợp đó, đặt hình ảnh quần chúng bên hình ảnh của mình, với một sự sắp xếp rất nghệ thuật, nhà thờ đã đắp nổi lên những mặt tương phản vô lý trong đờị sống, cải điều vẫn từng làm cho ông đau xót băn khoăn. Do đó, sức tố cáo của bài thơ càng thêm mạnh. Trong bài Thái-bình mại ca giả sau khi kề chuyện ông già mù nghèo khổ chỉ được có mấy đồng tiền mà phải hát gần suốt một trống canh, Nguyễn Du chuyển sang tả cảnh thuyền sứ: thuyền nào thuyền ấy đầy ăm ắp gạo, thịt, mọi người cử mặc sức ăn cho thỏa, và những thức ăn còn thữa lại, thì... đổ hắt xuống đáy sông. Trong bài Sở kiến hành, trựớc nỗi cực nhục ngồi chờ chết của mấy mẹ con người nông dân nọ, Nguyễn Du cũng lại vẽ ra cái hình ảnh « no nê thừa mứa » của đoàn sứ bộ trong một bữa tiệc ở trạm Tây-hà: gân hươu, vây cá, thịt lợn, thịt dê đầy bàn mà... "quan trên" không ai « chọc đũa ». Đến mức :

Lân cẩu yểm cao lương
(Chó hàng xóm cũng chán thức ngon)

Thế là chủ đề tố cáo của những bài thơ này bỗng sáng rõ hẳn. Câu thơ cuối cùng vừa dứt thì những nỗi oán hận đổi vời mọi bất công trong đời cũng dâng lên mênh mông, xoáy sâu vào lòng người xem. Và đằng sau cái không khí tràn ngập phẫn uất đó, tưởng như còn nghe vọng lên một lời.tự nhắc nhở kín đảo của Nguyễn Du: những nơi sang trọng, linh. đình rượu thịt kia là dành cho ai khác chứ không thể dành cho mình được! hãy mau mau quay về! Tiếng kêu này cũng thống nhất vời cái tiếng kêu:

Cố hương cang hạn cửu phương nông
Thập khẩu hài nhi thái sẳc đồng
Thi tự thuần lô tối quan thiết
Hoài qui nguyên bất đãi thu. phong
(Quê hương nắng hạn đã lâu ngày hại đến việc nông
Nhà mười miệng trẻ đói xanh như rau
Nếu quả thiết tha nhớ đến rau thuần cả vược
Thì chẳng cần đợi gió thu mới muốn về)


(Ngẫu Hứng)

trong những năm đầu Nguyễn Du làm quan với nhà Nguyễn.

Cùng với Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du nói về lớp người cùng khổ càng phát hiện cho ta thấy cái khả năng gắn bó với nhân dân của một nhà nghệ sĩ lớn. Tuy chỗ đứng của nhà thơ và chỗ đứng của quần chúng trước sau chưa phải là nhất trí, nhưng với một quan niệm hết sức tiến bộ : " Thương nhau không cứ ở chỗ giống nhau ', Nguvễn Du đã sống và hiểu rất sâu những cảnh đời cay cực, bi tham. Nhờ đấy, tác phẩm cua Nguyễn Du không phải chỉ đặt những vấn đề giải phóng con người khỏi phạm vi lễ giáo trừu tượng, mà còn mở rộng đến những vấn đề « cơm áo gạo tiền » vốn rất thiết thực đối với quần chúng bấy giờ. Biết cách trình bày hiện thực khách quan dưới một dạng thái kết tinh nhất, có hiệu quả thầm mỹ cao nhất, Nguyễn Du còn biết truyền vào các hình, tượng nghệ thuật của ông niềm xúc cảm mãnh liệt, cái thái độ không bằng lòng với hiện thực của chính minh.

Dưới ngòi bút của thi sĩ, những bất công trong cuộc đời khi đi vào tác phẩm quả đã được cộng thêm vào cái ý thức và sự bất công. Bức tranh hiện thực mà ông vẽ lên, do đó càng thêm sắc nét, thêm nhức nhối.

Gắn bó với con người, với cuộc sống, và nhìn sâu vào lịch sử, Nguyễn Du còn đặc biệt xót thương cho những người có tài và có tình.Ấy là những anh hùng thất thế, những người phụ nữ có sắc đẹp nghiêng thành mà phải chịu một số phận buồn thảm. Những con người ấy, dù thân phận của họ là đào hát, là «tướng giặc », là gìđi nữa, nhưng đã sống khác với mọi người và chết bất đắc kỳ tử, thì đều là đối tượng của tấm lòng ưu ái của Nguyễn Du.

Cố nhiên là trong niềm ưu ái, Nguyễn Du có kèm thêm nỗi thương xót cho chính mình, vì nhơ nhà thơ vẫn nói, ông đã tự xem mình là người có chung một mối « phong vận kỳ oan » với các bậc « giai nhân tài tử ». Nhưng điều quan trọng là với cảm hững trung thực của một nhà thơ lớn, từ chỗ thương khóc cho sự oan uổng của những kiếp tài hoa, Nguyễn Du đã tiến đến chỗ vạch ra được — một cách không tự giác — những đặc trưng bản chất của cái xã hội thời ông. Đó chính là sự chà đạp lên mọi nhân phẩm, sự tha hóa của mọi tính cách, sự tan vỡ của mọi giá trị cao đẹp nhất. Trong bài thơ Long thành cầm giả ca, Nguyễn Du kề lại hai lần gặp gỡ một người đào hát tên là Cầm ở Thăng-Long. Lần đầu tiên dưới triều Tây Sơn, Với tất cả ý thức về tài năng và sắc đẹp của mình, cô cầm ấy hiện ra như một sức mạnh, một ánh hào quang rực rỡ:

Hồng trang yểm ái đào hoa diện

(Áo hồng ánh lên khuôn mặt hoa đào)

khiến cho mọi người đều phải choáng váng. Cả đến các tướng Tây Sơn hào hoa nhất, trong tiệc rượu cũng « nói cười nghiêng ngả », « mảng vui không chán )), «tranh nhau gieo thưởng » suốt đêm. Nhưng rồi lần gặp gỡ sau đấy hai mươi năm, thì cái cô cầm đầy kiêu hãnh kia đã trở  thành một người thân tàn hoa tạ, < nét mặt võ vàng, thần sắc khô khan, thân hình bé nhỏ », « đôi mày phờ phạc không điềm tô », ngồi ở một góc cuối chiếu.

Giữa bài thơ, Nguyễn Du chợt hỏi vọng lên một câu :

Thùy tri tựu thị đương thời thành trang đệ nhất điệu ?

(Ai biết đó chính là con người tài hoa nhất kinh thành lúc bấy giờ?)

Và nước mắt ông tự nhịên rơi « ướt đẫm vạt áo ». Chủng ta hiểu lý do khiến tác giả xúc động không phải là sự khắc bạc của thời gian làm cho con người thay đổi. Lý do sâu hơn thế nhiều. Toàn bài thơ đã toát lên rất rõ cải cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du : ông muốn nhấn mạnh rằng trong xã hội mà ông đang sống,- mọi sự biến đổi đầu diễn ra theo một quá trình đi xuống, nhất là tài năng và sắc đẹp thì càng bị hủy diệt một cách nhanh chóng.

Nguyễn Du tất nhiên không thề hiều được vì đâu có sự hủy diệt ấy, ông chỉ dựng lên một lời tố cáo, phản kháng, một thái độ không bằng lòng với hiện thực, Khi đi vào bản chất vấn đề, Nguyễn Du sẽ trở nên lúng túng. Trong óc Nguyễn Du, những lực lượng tàn phá mọi cái hay cái đẹp của xã hội đã được trừu tượng hóa thành số mệnh, số mệnh làm cho cơ nghiệp Tây Sơn sụp đổ mệnh đã khắc nghiệt đối với Hạng Vũ :

Bạt sơn giang đỉnh nại thiên hà ?
Túc hận du du ký thiển sa
(Có sức mạnh dời núi nhẳc vạc, nhưng trời
không giúp thi làm thế nào ?)
Mối hận nghin đời gửi dưới lớp cát mỏng)


(SỞ BÁ VƯƠNG MỘ)

Số mệnh cũng đã dập vùi cuộc đời các cô kỹ nữ, đã đày vào cảnh lẽ mọn những người con gái tài sắc như Tiểú Thanh... Từ cổ chí kim không ai thoát khỏi «nghiệp chường » của số mệnh, nó là một cái gì không hình không bóng mà khốc liệt vô cùng :

Cổ kim hận sự thiền nan vấn
(Những mối hận cồ kim khó mà hỏi trời được)

Thật ra trong những lúc phẫn chí nhất, muốn chống trả lại cái vòng vây gọi là số mệnh đó, Nguyễn Du cơ hồ như cũng có khả năng đề tìm ra một tia sáng nào của chân lý:

Cùng thời tự khả biến phong vân
(Người đến lúc cùng cũng có thề biển đồi mây gió)

(Hoàng sào binh mã)

 Đi trên đất Yên là nơi sông Dịch chảy, vào một buổi trưa đầy nắng thu và gió thu, nhớ đến Kinh Kha, Nguyễn Du tấm tức thương xót và nghĩ rằng cải chết của hiệp sĩ chưa hẳn đã là vô ích:

Mạc đạo chủy thủ cánh vô tể
Yết can trảm mộc vi tiên thanh
(Chớ nói dao găm không làm nên việc gì
Nó mở đầu cho việc dựng cờ khởi nghĩa sau đấy)

(KINH KHA CỐ LÝ)

Nhưng chân lý cũng chỉ đển với Nguyễn Du như là một tia sảng lóe lên rồi tắt. Sự thất bại của các lực lượng tiến bộ trong hoàn cảnh bấy giờ vẫn là những bi kịch tất yếu của lịch sử, khống chế mọi khả năng hiểu biết của nhà thơ. Nguyễn Du đã uất ức kêu tri, rồi đã chán nản vì không còn biết thoát ra bằng cách nào :

Cập thức bại vong phi chiến tội
Không lao trí lực dữ thiên tranh
(Đến khi biết bại vong không phải vì đánh trận kém
Thì mới thấy đem trí chống lại trời là uổng công)

(SỞ BÁ VƯƠNG MỘ)

Tất cả những mặt tich cực và tiêu cực trong cảm xúc thẩm mỹ của Nguyễn Du về số phận những con người tài hoa sẽ kết tinh vào hai hình tượng bất hủ của Truyện Kiều : Thúy Kiều và Từ Hải. với hai nhân vật tiêu biểu nhất cho tài và tình này, và với cuộc vật lộn không cân sức nhưng rất oanh liệt giữa hai con người này với mệnh, Nguyễn Du quả,, đã nâng lên mức hoàn chỉnh những sáng tạo nghệ thuật vốn cũng đã rất cao trong thơ- chữ Hán.

Có một hiện tượng bề ngoài tưởng như mâu thuẫn : trong thơ- Nguyễn Du, một mặt ông bất lực và ghê sợ trước số mệnh, một mặt khác ông vẫn phát hiện ra được cái hình ảnh cụ thể của số mệnh ở giữa cuộc đời. Nhờ đi nhiều, tiếp xúc với nhiều hạng người, nhà thơ đã nhận ra trong xã hội luôn luôn có sự tồn tại của hai lực lượng đối lập, một bên là những người nghèo khổ, những người tài sắc bị hắt hủi, một bên là bọn người có quyền thế, có của cải. Nguyễn Du không thề tách hai lực lượng ấy ra mà nhìn, vì trong cuộc đời thực, hai lực lượng ấy lại luôn luôn va vào nhau, xoắn lấy nhau, dưới một quan hệ đối kháng không hòa hoãn. Trung   thành với hiện thực, ngòi bút tuyệt diệu cua ông đã khắc họa được thực tế  sinh động ấy. Vì thế, trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, các hình tượng nhân vật đối lập cứ xuất hiện theo cái thể song song tương phản, thành từng cặp với nhau. Hình ảnh nhà ái quốc nước Sở Khuất Nguyên ôm tấm lòng cô trung chìm xuống đáy sông thăm thẳm, gắn   liền với hình ảnh. một bọn người dương dương đắc chí, «ra  ngoài ngựa  ngựa xe xe, ở nhà vênh vênh váo váo»,« đứng ngồi bàn tán như ông Cao ông Quỳ » ; cái chết oan uổng của ba nhân vật hào hiệp Kinh Kha, Điền Quang, Phàn ô Kỳ được đặt bên khung cảnh oái oăm của kinh đô Hàm-Dương, trong đó « vua Tần vẫn ngồi cao vòi vọi» ; bên cạnh tượng Nhạc Phi có tượng Tần Cối; và nỗi oan không được cởi của nàng Dương Quý Phi cứ chập chờn hiện lên giữa cái hình ảnh « phỗng đứng» của cả một triều đình...

Nguyễn Du hình như chỉ trình bày hiện thực khách quan. Nhưng đọc thơ ông, từ những bài nói về người nghèo khổ đển những bài nói về giai nhân, anh hùng, rất tự nhiên, một sợi dây liên tưởng -cứ nối liền từng cặp hình tượng nhân vật đối lập lại, và điều đó sẽ giúp cho chúng ta khái quát được bản chất xấu xa của những mối quan hệ trong cuộc đời cũ : sự hiển vinh quyền quý của một lớp người này bao giờ cũng là nguyên nhân sa cơ lỡ vận, đổ vỡ, chết chóc, thất bại của một lớp người khác cùng tồn tại bẽn cạnh nhau trong xã hội. Kết luận vốn đã nằm trong các bài thơ, mặc dầu Nguyễn Du chưa tim thấy. Đó chính là chỗ hạn chế mà cũng là chỗ vĩ đại của tài năng nghệ thuật Nguyễn Du.

Rõ ràng, với ngòi bút sắc bén của mình, Nguyễn Du đã làm trái lại với những mặt siêu hình trong thể giới quan của ông, tức là cụ thể hóa được số mệnh bằng một lực lượng xã hội hắc ám—những điền hình tiêu cực, phản diện trong tác phẩm. Bọn chúng xuất hiện như thế nào ở giữa đời sống? Không phải đã dễ dàng nhận ra. Vì chúng ngụy trang rất giỏi, " lộn sòng " rất giỏi. Chúng là con chim công « bề ngoài có vẻ văn hoa tốt đẹp » nhưng « bên trong giấu chất độc giết người ». Chúng « không lộ vuốt nanh và nọc độc », chúng « nói hiếu bàn trung vanh vách », nhưng chúng « nhai xé thịt người ngọt xớt như đường. Chúng đã « ăn sạch sành sanh tất cả nhưng đàn gia súc ; chúng còn ăn đến gầy còm xơ xác « hơn một trăm châu ở Hồ-nam ». Chúng có cải tư cách của một Tần Cối, của một Vương thị nói năng leo lẻo .. Chúng làm ta liên tưởng đến bọn « đầu trâu mặt ngựa » và những Tú bà, Mã giám sinh, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều.' Chúng không thề là ai khác ngoài giai cấp thống trị và lũ tay chân của chúng.

Đối với loại người đó Nguyễn Du rất uất ức, rất ghét, nhưng mà cũng rất sợ Thái độ của Nguyễn Du là làm ra vẻ kính trọng. Nguyễn Du đã từng nói:

Hoa dĩ tặng sở úy
(Hoa để tặng người mình sợ)

(MỘNG ĐẮC THÁI LIÊN)

Tại sao lại phải làm ra vẻ kinh trọng như vậy ? Nguyễn Du biết là chúng mạnh lắm. Chúng đứng cao sừng sững, khó mà có thể đạp đổ được. Hơn nữa không phải Nguyễn Du đã nhìn thấy hết bản chất tàn ác xấu xa của chúng. Đầu thể kỷ XIX, lực lượng TâySơn đã đổ, chiều hướng tiến bộ của xã hội Việt-nam đã bị chặn lại. Gia Long đã bắt chước mọi « khuôn vàng thước ngọc » của chế độ phong kiến nhà Thanh mà dựng nên nền chuyên chế của mình. Tầng lớp nho sĩ mới lên đang « chen vai thích cánh» để lập chút công danh với chế độ mới. Nguyễn Du chắc khó mà còn tìm thấy một không khì hồ hởi, thoải mái nào nữa. Ông hết sức bi quan. Bài thơ Phản chiêu hồn, đúng như Xuân Diệu nói, là một tiếng kêu của Nguyễn Du đột ngột bật lên giữạ cả một chuỗi suy nghĩ trầm trầm trong thơ chữ Hán. Nhưng   phải nói  thêm, đây là cao độ của một  tiếng nấc. Xung đột của bi kịch ở đây  đã  đến mức cùng cực. Bế tắc cũng đã  đến cùng cực:

Hậu thế nhân nhân giai Thượng quan
Đại địa xứ xứ giai Mịch la               
Ngư long bút thực sài hổ thực
Hồn hề ! hồn hề ! nại hồn hà?
(Đời sau ai ai cũng là Thượng quan
Mặt đất đâu đâu cũng là sông Mịch-la
Cá rồng không ăn hùm sói cũng ăn
Hồn ơi! Hồn ơi ! Hồn làm thế nào?)

Chưa ở đâu bi phẫn, đau thương dồn lên cao vút như ở bài Phản chiêu, hồn.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du hiện nay chưa sưu tầm được hết. Những bài đã sưu tầm được, không phải bài nào cũng thật có giá trị. Bên cạnh rất nhiều bài đã được xem là kiệt tác — những bài nói về quần chúng, về các « giai nhân tài tử », về tinh cảnh cực nhục và chí hướng của mình, về những nhân vật phản diện v.v.—vẫn có những bài không nói được gì nhiều ngoài tâm trạng cô đơn, sầu tủi của bản thân nhà thơ. Nhưng dù cho giá trị không ngang nhau, tắt cả những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du đều là những tài liệu rất quí để chúng ta tìm hiểu cặn kẽ những bước đường tư tưởng của Nguyễn Du. Đấy là bước đường gập ghềnh của một con người thường xuyên mang hai mặt mâu thuẫn rõ rệt trong thế giới quan, thường xuyên có những xung đột đầy bi kịch trong tâm hồn. Tuy nhiên, nếu những mặt siêu hình trong thế giới quan Nguyễn Du muốn dắt Nguyễn Du đến chỗ buông xuôi theo định mệnh, thì những mặt lành mạnh trong tình cảm, tư tưởng của nhà nghệ sĩ lại kéo Nguyễn Du về vời cuộc sống, giúp ông phát hiện ra cái đẹp rực rỡ của tạo vật và con người, cũng như làm cho ông thao thức không nguôi trước mọi nỗi thống khổ của quần chúng,

Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Đồng thời, ngay giữa những âm thanh, màu sắc đường nét vô cùng phong phú đó, lại cũng luôn luôn bao hàm hai mặt trái ngược của tình cảm nhà thơ: dạt dào yêu thương và bừng bừng căm giận, Đấy là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du, từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, nó  tạo nên cái sức sống kỳ lạ của hầu hết tác phẩm của ông mà ngày nay chúng ta vẫn đọc mải mê không biết chán.