Kỷ niệm 220 năm ngày sinh Nguyễn Du , ta đứng cách Truyện Kiều của Người đến non 200 năm rồi.
Vậy mà trong ta vấn đề đặt ra ở Kiều vẫn còn rạo rực. Thì ra vấn đề về con người .. khôn cạn , dù ở thời điểm nào , khi tác phẩm bám đúng mạch cơ bản của nó.

KIỀU NGUYỄN DU MỘT BÚT PHÁP HIỆN ĐẠI

Điều rõ nhất : Truyện Kiều của Nguyễn Du có một nội dung thẩm mỹ tự sinh.

Cái phong phú ký diệu và khó nắm bắt của Kiều là đó .Nói chung từ xưa đến nay phần lớn người ta thẩm mỹ Kiều rất đúng nhưng khi diễn đạt kết quả cảm thụ thì thường không  khớp ,trong dạng nói có bài bản, vì không tìm được cách nói tương ứng ngoài những lý thuyết và thuật ngữ sẵn có nhưng không phù hợp với sáng tạo này.    

Chỗ khó nhất, dễ sai nhất là phải dùng ngôn ngữ của cái đơn thể để diễn đạt cái kết thể tổng hợp vốn là dạng xuất hiện của những cái hay cái tinh tế sâu xa của nghệ thuật, nhất là ở trường hợp chuyện "Đoạn trường tân thanh " Nội dung thẫm mỹ của nó mạnh, nên tạo ra được những bước"tự sinh" phong phú phức tạp, sâu sắc tinh vi ở cảm thụ.

Nội dung cảm ứng đó tự kết tinh, tổng hợp từ nhiều nguồn :

-Từ lô-gich tập hợp sự vật của tác giả về cả hai chiều ngang dọc (tập hợp chi tiết quanh một đối tượng, lô-gich vận động của giây chuyền tự sự...)

-Từ lô-gich tổng hợp thẩm mỹ của toàn bộ chất liệu, phong cách, xu thế vận động và tác động chung.

Lô-gích Từ Hải không thể đặt ngoài sự tiến triển của đời Kiều sau khi chỉ còn " một con đường này" và trước khi tự vẫn ở Tiền Đường. Và cái nỗi niềm trân trọng của Kiều đối với con người, với tài hoa, đã tạc ra cách hiểu Tú Bà và Mã Giám Sinh (và ngược lại) Các mối tiếp giao giữa gia biến với trăng thề, giữa nước mắt Viên Ngoại, thái độ chàng Kim phía trước với  thái độ Tú Bà và họ Mã phía sau... đã kéo nội dung tác phẩm ra xa ngoài ngữ nghĩa và đem Truyện Kiều đến một khát vọng nhân văn dữ dội. Và nội dung tình yêu ở Truyện Kiều, ở nàng Kiều vụt bật ra một ý nghĩa lớn lao đột ngột mà hết sức chinh phục'', khi Kiều buộc từ mối tình đầu sang tình yêu Từ Hải : thì ra " tình yêu không phải chỉ là hai chữ". Không ngờ : khởi hành từ một nhu cầu tự nhiên, tối thiểu, một quyền sống tối thiểu, là tình yêu, Kiều đã mặc nhiên bước vào một công cuộc đấu tranh  giải phóng. Thì ra tình yêu, hạnh phúc là cả một vấn đề to rộng không ngờ.    

Rồi đường tình của nàng Kiều cũng từ đó được hiểu ở một tầm thước khác : một hành vi cho quyền sống hạnh phúc tự do với mối tình, và tình cuối là hai bước trên cùng một hướng.          

Gió chiều xuân tảo mộ và nhạc ngựa của  tình yêu trên mồ vô chủ của tài hoa vọng mãi vào suốt cung đàn bạc mệnh của đời Kiều, qua trăng, lệ, hương, tình với Tiên Đường trùng trùng sóng bạc.. đã cất lên cái ánh sáng xa xăm của vấn đề lẽ sống ở đời, đã đánh thức bao nhiêu điều chưa nói và khó nói ở lòng người, không sẵn trong tác phẩm mực đen giấy trắng. Viễn thị của lẽ sống và số phận là điệu thức chỉ đạo xa xôi cho mọi thần sắc của cảnh, vật, việc, con người, bóng chiều, ánh nước, cùng với âm vận của lời thơ.Cuối cùng trên tất cả, réo rắt một tình người thống thiết đầy rung cảm của cái văn hóa giống người. Mặt đối mặt hết sức dữ dội đến tận cùng,với mọi lực lượng tha hóa qua những bước lưu lý   khổ nhục, hùng vĩ, xót xa, của hy vọng và tuyệt vọng, của nhận thức và lỗi lầm. Nhưng không ngừng tiến tới cho một lý tưởng vững bền, thân cận mà cao xa, éo le mà phổ quát, đầy sức chinh phục : lý tưởng nhân văn Việt Nam trong thế uất ức của một thiên trường hận không gì an ủi được, không gì xóa được ngoài những hành động cách mạng.

Tác phẩm  là một hệ thống. Nguyễn Du ý thức được yêu cầu chỉnh thể đó nên ngay trong miêu tả  người đã cố  giữ cho được cái hòa tấu đẹp đẽ của con người, không để cho chủ nghĩa tự nhiên của Thanh Tâm Tài Nhân làm ô nhiễm pho tượng nhân văn trong vắt của mình. Ông đã tránh hết những sự kiện thô bạo đối với con người , ngay cả khi tố cáo tội ác đối với người thân và bản thân Kiều." Dương cao rút ngược dây oan..." ."Uốn lưng thịt đỏ, dập dầu máu sa" cũng đủ nói được tội ác của đối phương mà không xúc phạm đến ấn tượng đẹp của con người. Trong Bi thương có hài. Nguyên Du đã tránh được cái hài cho bi kịch nàng Kiều, tức đã ý thức được tính biện chứng của cảm thụ ở độc giả. Hơn thế, ông đã tạo được một sự phối ứng rộng ,tập trung cao giữa những chi tiết nhỏ nhất về đối tượng về ngôn ngữ để nắm bắt và thông báo được những ý, tình, trạng thái, cảm xúc và chân lý rắt lòng tổng hợp và phức tạp. Một cánh chim, một bông liễu, một tiếng"xịch" mảnh tường,một ánh thiều quang... đều  có chức năng tương tác hệ thống của chúng, hướng vào cái viễn thị xa xăm kia, của số phận và lẽ sống. Tài của Nguyễn Du là tả gần mà thấy xa, chỉ cái giản đơn mà thức dậy cả một hệ phức tạp, từ cái hữu hình dẫn đến cái vô hình vô thể. Trăng thề sắt son là thế mà sao rợn ngợp chừng nào giữa cái " vằng vặc " của trời đêm và cái tấc lòng "căn  vặn". Bỏ cái cảnh nhàm nhạt xã  giao của Kim Vân Kiều truyện :khi Kiều gặp Kim lang, Nguyễn Du đã viết :

" Hài văn lần bước dặm xanh

  Một vùng như thể cây quỳnh cành giao".

Tố Như không cho Kim-Kiều nói gì cả lúc gặp mặt; mà phút tiếp giao xôn xang hòa cảm biết chừng nào. Vấn đề là Nguyễn Du đã biết bấm vào "huyệt" nào  thì đánh thức được cái  chất tổng hợp kia ở độc giả vì chỉ có tổng hợp ở khâu cảm thụ mà thôi " Một chi tiết lựa chọn đúng, có thể tái hiện cả một thời đại " (Pao|-tốp-xki-Bông hồng vàng)

Ai cùng thừa nhận Kiều đẹp, mà nào Nguyễn Du đã có dịp nào tả kỹ sắc Kiều, ngoài một bức tranh khỏa thân, vốn cũng chỉ hiện ra khi Tú Bà muốn" tô lục chuối hồng" để câu họ Thúc. Nhưng Kiều vượt qua cái đẹp hữu hình hữu hạn đó (của Thế Lữ, của Bích Khê) để nhịp lên vô cùng bằng một sự "vu hồi " gián tiếp.

Chúng ta  bị cái đẹp sâu xa của Kiều chinh phục ở nỗi tương tư của Kim Trọng (Mây tần khóa kín song the; Tường đông, lẽo đẽo đi về chiêm bao), ở cái tiếng nguyệt cầm của đêm thề thốt, ở cái "hoa ảnh ,nửa hư nửa thực " bâng khuâng đỉnh giáp non thần" một giấc mơ hồi hộp hương tình.

Khi tả cái đẹp độc đáo của Na-ta-sa, Tôn-xtôi cũng đã viện đến lời ca và vũ đạo của nàng, mới thông báo được cái đẹp muôn  đời của tấm lòng Nga vào tận đáy hồn của một người nội trợ.

Tài Nguyễn Du đã vượt xa phép ngữ nghĩa hẹp hòi, đã vượt xa  lối phân tích định lượng hay cấu trúc cơ giới để tìm hiểu chất tổng hợp của nghệ thuật và lòng người. Vì Truyện Kiều và cái hay của Kiều là một chất tổng hợp, một ‘vận động và  tương tác hệ thống, một sự đánh thức ; vì lý tưởng vì con người với lẽ sống của nó không thể chẻ ra.

Cho nên, khi đã thể hiện và  thông báo được cái chân lý tổng hợp thẩm mỹ kia của chất người tổng hợp. Nguyễn Du đã đi sâu vào hiện đại. Cho đến lúc Pao-tôp-xki gợi ra vai trò đánh thức hệ thống của chi tiết, khi Vvugôtxki chỉ ra vai trò cảm thụ của độc giả , khi B. Ru-nin đặt bài toán cấu trúc và chức năng khi Khrap-chen-kô khẳng định sự vận hành hệ thống của tác phẩm, khi Gai-ra-nôp theo dõi sự sinh thành của hình tượng như ADN ngoài văn bản, thì  Nguyễn  Du của chúng ta  đã  thực hiện tất cả những quy luật đó trong sáng tạo Truyện Kiều ! Và cách đây hai thế kỷ Kiều đã như thế , mà người đi tìm Kiều không đi từ ánh sáng hiện đại thì giải thích Kiều , ham đọc Kiều sao rõ được, Thực ra cái quyết định ở người đọc Kiều là một tấm lòng không chân thành với văn học , không đồng cảm với tâm sự làm người giữa vô vàn khó khăn, thì dù có phép gì trong tay cũng không thấy được tấm lòng thực sự của tác phẩm.

SỨC SỐNG CỦA TRUYỆN KIỀU Ý THỨC VĂN HÓA CHỐNG THA HÓA

Đó là nội dung và giá trị cơ bản của Kiều , là động lực làm nên sự phong phú của nhận thức và sáng tạo ở Kiều . Bi kịch của Kiều là bi kịch do đồng tiền tư sản . Bi kịch do nhiều nguồn nhưng bi kịch do tiền là oái oăm nhất. Mà ngay từ góc bi kịch cổ Hy Lạp cũng mọc ra với tiền . Cho đến bi kịch Sêch-xpia cũng thế.Tiền dựng lên nền dân chủ Aten và tiền đánh sập nó . Từ Xô-phôc, Et-xin , Ơ-ri-pid đến Sech -xpia đồng tiền có vai trong bi kịch .Và Kiều "thoắt mua về thoắt bán đi", tội ác của đồng tiền trong bi kịch của nàng thì đã rõ. Phong kiến gây khổ bằng bóc lột đàn áp,tư sản thêm một điều nguy hiểm hơn : mua . Mua người và nhân phẩm. Vì thế nó chiếm hết , và lại chọn số phận nhân cách con người. Có điều , ở Kiều , tư sản đã biết sử dụng sức ép của phong kiến vốn đã bị nó hủ hóa bằng tiền. Mảng lưới bi kịch do đó càng chặt. Nhưng chỉ có mua bán thôi . Làm gì có bi kịch. Có bi kịch là do Kiều đã có ý thức làm người . Ở đây bọn buôn thịt bán người đã trơ tráo đến cực điểm , và ý thức làm người  của Kiều cũng đã dữ dội đến tột cùng . Vì thế ác liệt , Kiều không phải Đen -phin của Ban-dắc, cũng không phải Phăng- tin của Huy-Gô. Kiều đã đứng lên " làm giặc"chống lại đồng tiền và hệ tôi tớ đồng minh của nó. Nhưng ý thức Kiều không chỉ là một thái độ đối kháng để tự vệ quyền sống.Kiều không phải Chí Phèo , không phải chị Dậu, Kiều là bi kịch của sắc tài.

Tất cả cái rắc rối và vinh quang của đời Kiều nằm ở đó. Sắc tài là món hàng béo bở của tư sản nhưng sắc tài ở Kiều cũng lại là một sức sống nhân văn , kẻ thù số một của tha hóa. Tài nghệ thuật của Kiều với cái tình người  đa cảm trước hết là sự tinh nhạy của một ý thức đối với số phận , khả năng và vị trí làm người . Khóc Đạm Tiên và yêu Kim Trọng cùng với nỗi băn khoăn trước tình huống và quyền làm người chính là biểu hiện tập trung của ý thức văn hóa đó . Rồi trải qua đày đọa nhục nhằn , tài đó là sự phát hiện ra giá trị của Từ Hải . Tài từ đó trở thành sức mạnh xã hội của một ý thức đáng sợ.

Và động lực của ý thức văn hóa kia chính là cái tình nghĩa sâu thẳm của Kiều , và đã đem tài sắc vào phạm trù thẩm mỹ. Vì nó đem cái đẹp lại cho sắc tài , và khơi nguồn trắc ẩn của tác giả . Sắc tài tình trong vận động của nó ở Truyện Kiều đã mang nội dung vừa của thực tại , vừa của một triệu chứng cho tinh hoa văn hóa của giống người. Trong quan hệ đối kháng trực tiếp, ác liệt với lực tha hóa , giá trị văn hóa kia là cực đối lập với những sức mạnh mới , đang đe dọa lật ngược chất người ( văn hóa) thành đồng tiền bỉ ổi. Sức tấn công và tự vệ của sắc tài , tình , đã hiện ra như một ý thức văn hóa. Đó là ý thức vì nó biết được tình huống khả năng vị trí đang có , hành vi cần làm của từng cá nhân con người ở từng tình huống lịch sử.Nói văn hóa là nói cái chất người phải có , ở từng bước tiến hóa của nhân loại và là nói vai trò cải tạo của chủ thể đối với ngoại giới và số phận . Chính ý thức văn hóa đó là cái lực lượng năng động nhất ở Truyện Kiều ; Do đó nó đã tạo ra chất thơ và sấm sét của số phận , và đưa bi kịch này vọng về một chiều sâu thẳm của lẽ sống , thái độ làm người đầy sức chinh phục giữa những bài toán hiện thực của nó.

Giá trị văn hóa này thường tương ứng với một sức sản xuất tiên tiến hoặc là sức tiên cảm về nó . Đó là trường hợp của văn hóa Phục hưng , trường hợp của tư trào Ánh sáng.

Vì là ý thức văn hóa , cho nên dù nảy sinh từ một hoàn cảnh lịch sử xác định , nó vẫn rọi chiếu trên đường tiến không ngừng của con người.

"Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du " là một tất yếu.

Đóng góp lớn của Nguyễn Du ở đây là đã tạo ra được một mô hình hấp dẫn sinh động đầy sức chinh phục cho một lô gich về lẽ  sống , về tính người , xác định mà lại vĩnh hằng , cụ thể mà vô hạn . Chỉ ra được sự phản ánh chính xác trực tiếp của tác phẩm thì dễ , vạch ra được giới hạn của nhà nho cũng không khó , nhưng nhân chân cho được cái sáng tạo đấy sức  hấp dẫn mới mẻ kia của Nguyễn Du về tình người và lẽ sống thì còn là một việc chưa ai dám tự hào đã giải quyết dứt điểm.

Người ta trách Kiều là ý thức mà lại vô ý dẫn Từ Hải vào chỗ sai lầm - và lỗi lầm đó đã  dẫn nàng đến tự sát.Người ta cũng có ý để trách ý thức nhân văn Kiều còn để cho tư tưởng định mệnh quấy nhiễu.

Có lẽ cũng nên nhìn vào vấn đề một cách biện chứng hơn.

Trước hết , đây là một tiểu thuyết chứ không phải một thuyết giáo.

Từ một hiện tượng sống , người đời (độc giả) hãy rút kinh nghiệm sống .Thể nghiệm càng đau , kinh nghiệm càng sắc, khi đó là một thể nghiệm có cơ sở. B.Breat đã nghĩ như vậy khi nói về " người mẹ anh hùng". Vấn đề là nhà văn có giúp được công chúng thể nghiệm đúng đắn được khôn , qua tác phẩm. Mặt khác, nếu Kiều không vấp , thì chẳng có bi kịch, nếu Từ Hải tỉnh táo , thì cũng chẳng có Truyện Kiều và bài toán của hiện thực sẽ bị rút mất một ẩn số, nhận thức sẽ nghèo hơn. Huống gì phương án hòa bình lầm lẫn của Kiều cũng chẳng qua bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của một người con gái lưu ly phiêu bạt đã lâu rồi, chiên chinh vô hạn càng không phải chức năng của người làm mẹ. Nàng muốn đem cái lô gich chủ quan của con người đến thăm dò cái khả năng cuối cùng mà lịch sử cho phép. Nàng đã phải hy sinh cho cuộc khảo nghiệm đó.Từ đầu hàng cho đến cái chết do sai lầm , đó cũng là hiện thực của văn hóa , hiện thực của  con người trên nhiều nẻo đường vận động. Còn nói Kiều còn vướng phong kiến và tư tưởng định mệnh , thì trước hết nên nhìn lại cái độ chệch rất có ý nghĩa và rất có hệ thống của Kiều Nguyễn Du so với Kiều Thanh Tâm Tài Nhân lúc Kiều chia tay Kim Trọng trở về hộ tang, lúc Kiều an ủi cha và em, lúc Kiều bị Tú Bà đánh lần cuối , lúc Kiều xử án Hoạn Thư, lúc Kiều tự vẫn, lúc Kiều tấu" khúc dương hòa" để từ biệt hạnh phúc.

Ở bấy nhiêu trường hợp, Nguyễn Du, đã tranh thủ né tránh đến mức tối đa cái chất phong kiến và chất thoát ly mà Kiều Thanh Tâm Tài Nhân đã phạm. Độ chệch có hệ thống đó đã xác  minh xu hướng nhân văn có ý thức ở Đoạn trường tân thanh. Trước hết , chính nhờ xu hướng đó của Nguyễn Du mà tác phẩm ông đã vượt hẳn Kim Vân Kiều truyện về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật . Còn việc Nguyễn Du chưa nhìn thấy rõ lịch sử thì điều đó cũng chẳng cần phải bàn .

Đối với hiện tượng song hành giữa hai lô - gich , lô gich định mệnh và lô gich duy vật lịch sử trong Truyện Kiều, ( vốn gốc từ cốt truyện Thanh Tâm ) cũng không nên xử lý với nó hoàn toàn như xét một tiểu thuyết tách riêng. Phật ở đây có vai trò một thành tố trong vận hành của hệ thống tác phẩm. Trừ hiệu ứng tiêu cực của nó đối với một định kiến có sẵn về hồng nhan tất yếu phải khổ nhưng Kiều vẫn mạnh dạn vào đời, vẫn dấn thân. Kiều dùng giấc mộng Đạm Tiên với thuyết nghiệp báo để tự giải thích những nghịch lý trơ tráo khó hiểu của trường đời. Để rồi lại xông vào theo khát vọng trần tục và ý thức nhân văn.  Lúc tuyệt mệnh Kiều Nguyễn Du không tự xóa ý thức của mình đi một cách thoải mái như Kiều Thanh Tâm Tài Nhân ( cô Kiều này làm thơ tuyệt mệnh với cái thoải mái tự sát ). Kiều Nguyễn Du trước phút tự sát bất đắc dĩ, đã xót cho công lao bố mẹ, tiếc cho trí tuệ của bản thân .

Căm phẫn cho nỗi khổ vô lý tự nhiên quàng vào mìn , lúc tái hợp " khúc dương hòa" của Nguyễn Du không siêu thoát như ở Kim Vân Kiều truyện mà có một nội dung khác hẳn: nó là nơi tiếc thương quá khứ của Thục Đế , nỗi ngao ngán tuyệt vọng của Trang Sinh trước cuộc tang thương biến ảo . Kiều phút đó vẫn đau nỗi đau trần thế.

Phật vừa phủ định hạnh phúc trần thế, nhưng Phật lại là biểu tượng của một tinh tế độ bao dung bên cạnh nỗi khổ con người . Với tấm lòng Giác Duyên, với cái " khổ đề" của Tam Hợp , ấn tượng về bi kịch cô đơn của nàng Kiều trở nên mênh mông như biển cả . Ở trường hợp này, Phật có tạo chất thơ nhân đạo cho Kiều. Cách dùng Phật ở nhiều mặt như thế cũng là một điều thông thường trong cách nghĩ của dân ta bao nhiêu đời rồi. Đối với công chúng Việt Nam , Phật trong Kiều trước hết là một dấu hiệu nhân đạo

Xét về mặt xây dựng nhân vật với tư cách nhận thức thì Kiều một giả thiết sẵn có vào đời sống  song song với ứng xử của mình vừa khảo nghiệm nó, qua thực tiễn, vừa cãi cọ với nó, vừa dùng nó, là một điều bình thường. Huống chi có lúc Kiều nghi ngờ, phủ định nó,  ở trường hợp nó không giải thích thỏa mãn cho Kiều với nỗi khốn quẫn lớn  nhất của nàng:

Đời người đến thế thì thôi,
Trong cơn âm vận dương tòi khôn hay

thì nên coi sự đối thoại giữa Kiều và nghiệp báo là bước vận động của quá trình nhận thức tương đối, của con người, đối với lịch sử của ý thức, đối với tồn tại.

Lê Nin  đã nói rằng:    

"Thực tiễn mệnh, mộng, để báo mọi sự tuyệt đối hóa một lý thuyết nhưng cũng để xác định,  để khẳng định  một bản thể duy nhất  của sự vật: bản thể vật chất của chúng").

Cái đáng quý ở ý thức Kiều là đã biết xông vào thực tiễn dù phải hy sinh để tìm đến, dù chưa giải được, cái ẩn số cuối cùng bằng hết cả sức lực, của bản thân mình, trên một hướng đi luôn luôn trăn trở tích cực: tìm lẽ sống đúng đắn cho con người với tư cách Con người việt hoa của trần thế. Cái chết bất khuất của Kiều là sức mạnh của ý thức văn hóa đó. Kiều đã ngã xuống trong bi kịch, cho chân lý Nguyễn Du đứng dậy giữa lòng người “ cho đến mãi mãi".