Nhờ vào một nguồn tư liệu dồi dào, một thứ ngôn ngữ mềm mỏng, những mạch văn tinh tế và nhất-là một nếp cảm nghĩ cặn kẽ sâu sắc, Lê Bình Kỵ đã có những phát hiện mới về Truyện Kiều có khả năng thuyết phục bạn đọc thật sự.

Và một lần nữa chúng ta lại thấy vấn đề Truyện Kiều qua thật không phải là đơn giản, dễ dàng, nhưng cũng không phải là bí hiểm và vô tận. Với sự vận dụng lý luận phô biến của chủ nghĩa Mác — Lê-nin vào thực tiễn lịch sử thầm mỹ Việt- nam ngày càng đúng đắn và nhuần nhị, chúng ta có thể tiến tới tương đối nhất trí được về nhiều mật. Chẳng hạn :

Tính chất trữ tình, lòng nhân đạo và cái đẹp thuộc về tâm bổn của Nguyễn Du, của con người Việt- nam về của thơ ca Việt-nam ơ trong thời kỳ phong kiến suy tàn.
Tính chất hiện thực cùng mức độ hiện thực của Truyện Kiều và xu thể tiến đến chủ nghĩa hiện thực của vồn- học Việt-nam ở trong thời đại Nguyễn Du.
Những lý tưởng, những quan điểm thẩm mỹ của nhân dân và của văn học cổ truyền Việt-nam, những mặt tiến bộ, những mặt hạn chế và những lý do tồn tại của nó. Và bao trùm hơn cả là vấn đề mâu thuẫn trong thể giới quan đã đưa đền mâu thuần trong phướng pháp sáng tác của Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Có thể nói hầu như toàn bộ các biện tượng rất phức tạp thuộc về con người Nguyễn Du, tác phẩm Nguyễn Du và thời đại của ông mà tác giả biết đến, đều đã được tác giả huy động, phân tích, đối chiếu, đánh giá ,xếp loại và liên kết, nhằm mục đích cuối cùng là chỉ ra được vẫn đề ấy.

Chúng ta thấy cuốn sách với nhiều chương khác nhau đã cố gắng miêu tả cho được một cách nhất quán cả cái khối thống nhất hữu cơ của Truyện Kiều, nhưng lật chồng chất đan chéo rất nhiều mâu thuẫn khá phức tạp ở trong từng sự kiện, từng tâm trạng, từng nhân vật, ở trang xã hội Truỵện Kiều và do đó cả ở trong kết cấu của nó nữa. Tác giả đã kiên trì soi đi soi lại nhiều lần từng đối tượng của mình từ nhiều gốc độ ánh sáng khác nhau (lịch sử, xã hội, tâm lỷ, thầm mỹ, văn học...)—lắm lúc làm ta có cảm giác là trùng lặp, là tự đối lập do tác giả chưa quán triệt được vấn đề, nhưng thực ra thì đó là một sự trùng lặp, đối lập có dụng ý do chỉnh đối tượng nghiên cứu phê bình gây ra, chứ không phải do tư duy rối rắm của người viết hoặc (to sự lạp ghép khập khễnh các bài viết của tác giả ở nhiều thời kỳ khác nhau theo những yêu cầu khác nhau.

Chủ động trong bổ cục và ngôn ngữ của mình đến dòng chót, tác giả còn đủ thì giờ đề phê phán việc nghiên cửu Truyện Kiều và thuyết minh phương pháp cửa mình, làm cho cuốn sách tăng thêm phần lịch sử và lý luận của vấn đề.

Đây là một động tác thanh toán ngộ nhận của minh trước đây về vấn đề quan hệ giữa thể giới quan và phương pháp sáng tác, đồng thời đại là một cống hiến đáng kể vào lịch sử nghiên cứu văn học cổ điền Việt-, nam.

Tuy nhiên người đọc vẫn cảm thấy rằng tác giả còn lúng túng trong việc xác định phương pháp sáng tác cơ bản của Nguyễn Du- và Truyện Kiều:

Ở đầu sách ta đọc: Truyện Kiều là chả nghĩa hiện thực của Nguyền Du (tôi nhấn mạnh « của Nguyễn Du ",  nhưng đi dần cho đến cuối sách thì cái độ hào hứng về chủ nghĩa hiện thực ấy giảm dần với nhiều danh từ khác nhau như «chủ nghĩa nhân đạo tích cực », "chân lý đời sống», như « lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến » , đến cái cao nhất là " tinh khách quan", "tính chân thực của sự thể hiện »  "chủ nghĩa trữ tình thắm thiết » , « chủ nghĩa hiện thực tâm lý » đề sau đó là chủ nghĩa cô điển , và cuối cùng là « phạm trù văn học quá độ», thậm chí là « chưa vượt qua được cái thời thơ ấu của văn hóa nhân loại" tức là « văn học dân gian ».

Và cũng chính ở đây, ta thấy tác xuất phát từ những tiêu chuẩn của phương pháp hiện thực chủ nghĩa ở trong văn học phương Tây,,ở trong văn học Nga thệ kỷ XIX đề tìm hiểu Truyện Kiều, đồng thời vô tình đã liệt hạng cao, thấp, hay, dở cho các phương pháp sáng tác khác nhau :

Thứ nhất chủ nghĩa hiện thực.
Thứ nhì chủ nghĩa cổ điển.

Thứ ba là sáng tác Kiều dân gian. (mặc dầu Lê Đình Kỵ đã có đôi điều rào đón và gán cho chủ nghĩa hiện thực cái độc quyền có thế giới quan tiến bộ, có ý nghĩa xã hội lịch sử, có chân lý của đời sống và có khả năng có thể hóa hình tượng. Ngược lại khi đánh giá những mặt hiện thực của Truyện Kiều thì tác giả không chỉ ra được cuộc sống Việt- nam thật sự đã thấm vào Truyện Kiều ở chỗ nào với cái dạng vốn có của nó chứ không phải chỉ là cái « chân lý , cái "tinh thần » của nó mà thời?

Chừng nào mà không chỉ ra được những nguyên mẫu của Truyện Kiều ở trong xã hội Việt-nam thế kỷ XVIII bay ở trong chính thời đại và môi trường sống của Nguyễn Du, thì chừng ấy khó lòng mà nói đến một chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du được. Lê Đình Kỵ cũng như nhiều người nghiên cứu Truyện Kiều lâu nay đã dùng một chương nói về tiểu sử, thân thể và thời đại Nguyễn Du đề làm nền cho lý luận của mình. Tuy nhiên ở cái chương ấy, người này chỉ tìm cách trình bày sinh động hơn người kia một ít, chứ chưa có người nào chịu khó đi tìm những yếu tố nguyên mẫu nói trên của Truyện Kiều và chịu khó phân tích xem sự chuyển hóa thẩm mỹ của những yếu tố ấy vào trong bản thân hình tượng của Truyện Kiều như thế nào cả. Nếu chỉ có cái « tinh thần Việt-nam » ở trong Truyện Kiều không thôi, thi chưa phải là tiêu chuẩn đặc thù của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nó đòi hỏi nhà văn phải có ý thức chiếm lĩnh đời sống hiện tại và hàng ngày chung quanh mình làm đối tượng miêu tả, và miều tả nó ra như dạng vốn có của nó.

Vì vậy mà người đọc nhận ra rằng Lê Đinh Kỵ càng đào sâu theo hưởng của mình thì lại càng trông thấy một thứ « chủ nghĩa lý tưởng » hoặc một thứ « chủ nghĩa cổ điển » nào đó (vẫn theo thuật ngữ cửa tác giả ở trong Truyện Kiều rõ ràng hơn chủ nghĩa hiện thực, nhưng lại  tỏ ra kiên quyết đi tìm chủ nghĩa hiện thực ở trong Truyện Kiều. Đó là chỗ thiếu  thanh thoát nhất của cuốn sách, khiến chúng ta chưa hiểu hết được chủ kiến của tác giả — và trước mắt chúng ta vẫn lồ lộ một vấn đề của Truyện Kiều cần giải quyết, không thề nào lẩn tránh được ; đó là vấn đề:

Quá trình hình thành nên Truyện Kiều ở trong chính bản thân sự vận động cửa đời sống, của văn hóa và của văn học Việt-nam ; và ngược lại tác động cua Truyện Kiều đến đời sống, văn hóa và văn học Việt-nam.

Chỉ có miêu tả một cách khách quan các quá trình và các phương thức chuyển hóa từ thực tiễn đến văn học và ngược lại đó, đúng như nó có ở Việt-nam, thì mời xác định được đúng đắn tính chất, mức độ và giá trị của các phương pháp sáng tác trong văn học cổ truyền của dân tộc, để cuối cùng là chỉ rạ được sự kế thừa các phương pháp đó ở trong văn học hiện thực xã bội chủ nghĩa Việt -nam ngày nay—điều này phải trở thành một mục đích của việc nghiên cứu các phương pháp sáng tác trong văn học Việt-nam, mà ở trong cuốn sách của Lê Đình Kỵ, chúng ta cũng không thấy thể hiện được rõ ràng.