TRUYỆN KIỀU của Nguyễn Du là một trong những tác phầm ưu tú  nhất của văn học cổ điển Việt-nam. Tuy có những hạn chế của lịch sử và của giai cấp, nhưng Nguyễn Du một phần nào đã có cái nhìn của quần chúng nhân dân, đã biểu hiện được một chừng mực nhất định những cảm nghĩ của nhân dân đổi với giai cấp thống trị đương  thời, cũng như đã học tập được của nhân dân ngôn ngữ và  nghệ thuật biểu. hiện những cảm nghĩ ấy. Nguyễn Du đã biết lọc lấy những phần ưu tú nhất trong ngôn ngữ của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ văn học của nhân dân, để sáng tạo nên ngôn ngữ Truyện Kiều. Trong bài thơ chữ Hán: Thanh minh ngẫu hứng, ông đã tự nhận :
 

Thôn ca sơ học tang ma ngữ,
Dã khốc thời văn chiến phạt thanh.


(Tiếng hát nói thôn xóm giúp ta học những câu tả về trồng dâu, trồng gai;
Tiếng khóc nơi đồn nội như nhắc lại thời chiến tranh).

Giữa Truyện Kiều và văn học dân gian do đó đã có những ảnh hưởng qua lại sâu sắc. Nguyễn Du đã sử dựng khá nhiều tục ngữ, ca dao để kiến trúc cho thơ của mình; mặt khác, từ khi Truyện Kiền ra đời quần chúng nhân dân cũng lại vay mượn ngôn ngữ và nhân vật Truyện Kiều đề xây dựng ca dao và dân ca.

Nói về phận làm con, ca dao ta có câu:


Thức khuya, dậỵ sớm chuyên cần,
Quạt nồng ấp lạnh, giữ phần làm con.

Miêu tả tâm trạng nàng Kiều nhớ mẹ và nghĩ đến phận làm con của mình Nguyễn Du đã trau chuốt ngôn ngữ của nhân dân, làm cho mối tình thương của cô gái trong bước phong trần càng thêm tha thiết:

Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?

Ca dao Việt-nam là những bài thơ rất tình tứ, nó là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta. Đời sống của nhân dân luôn luôn gắn bó với thực tế lao động và sản xuất, nên trong sáng tác nhân dân hay dùng những hình tượng cụ thể và sinh động. Như nhớ thương người xa vắng, ca dao ta có câu:

Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy

Về những nỗi nhớ nhung sầu não của Kim Trọng, Nguyễn Du đã miêu tả :

Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê !

Ca dao nói về người đi, nói về một khoang không gian xa lắc, còn câu thơ của Nguyễn Du thi lại nói về thời gian, một thời gian " ba thu dồn lại một ngày", nên mối sầu không thể lúc đầy, lúc vơi, mà có đem đong đi nữa thi cũng chỉ có thể "càng lắc càng đầy ".

Những chữ "mảnh trăng", "tay bồng tay mang", "đào liễu", v.v... mà nhân dân hay dùng làm hình, tượng trong sáng tác của minh, Nguyễn Du cũng hay sử dụng. Trong Truyền Kiều, ngựời ta cũng thường đọc thấy ở nhiều đoạn những câu: "Đá biết tuổi vàng ", "Mây mưa đánh đồ đá vàng", "Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều", "Một lời vâng tạc đá vàng thay chung", v.v...

Nhưng giá trị Truyện Kiều không phải chỉ ở chỗ tác giả sử dựng tài tình ngôn ngữ và nghệ thuật miêu tả của nhân dân ; giá trị lớn nhất của Truyện Kiều là ở chỗ tác giả đã phản ánh được những sự thối nát cua xã hội phong kiến, đã biểu hiện được một phần nào những nỗi khổ cực. những nỗi day dứt của nhân dân Việt-nam vào thời cuối Lê đầu Nguyễn và có một phần ước mơ của họ. Khi chế độ chà đạp lên quyền sống của con người còn tồn tại, thì người  ta vẫn còn thích nghe những tiếng than thở của cô Kiều và thích mơ ước có những người hiên ngang như Từ Hải. Cho nên dưới thời thống trị của thực dân Pháp, quyển Kiều vẫn là quyền sách gối «đầu giường của nhiều người Việt-nam. Đọc bất kỳ một đoạn nào trong Truyện Kiều, người ta cũng cảm thấy đoạn ấy nói lên một phần tâm trạng mình. Do đó, thời xưa đã có những chuyện bói Kiều. Còn nhân  dân thường dùng ngôn ngữ trong Kiều, nhân vật trong Kiều và nhiều khi nguyên cả câu Kiều để xây dựng lời ca, biểu hiện cảm nghĩ của mình.

Tâm sự kẻ ở người đi, nỗi chia ly làm người ta day dứt, Truyện Kiều có câu :

Vầng trăng ai sẻ làm đôi ?
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Thì trong sáng tác của nhân dân, cũng có câu :

Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược, xuôi hỡi chàng ?...

Ở đây, khó mà biết ai mượn của ai? Nhân dân vay mượn của Kiều, hay Nguyễn Du sử dụng vốn văn học của nhân dân ?

Nhưng có những câu thì rõ ràng nhân dân đã mượn chữ nghĩa của Kiều, vì đây thật là những "chữ nghĩa" có điển cố mà chỉ những tay túc nho mới diễn nôm được một cách rõ ràng, trơn tru :

Kiều có câu :

Chén hà sảnh giọng quỳnh tương,
Giải là hương lộn, bình gương bóng lồng.

thì mấy chị hát Phường vải đã đổi một vài chữ đi cha dễ hiểu hơn và thêm một câu khác cho hợp vời lối "hát mời":
 

Chén ngà sánh giọng quỳnh tương,
Mời chàng nho sĩ văn chương bước vào.

Và Kiều có câu :

Xắn tay mở khỏa động đào,
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên-thai.

Thì quần chúng nhân dân cũng đã dùng " chữ nghĩa " của Kiều và đơn giản hóa đi một phần cho hợp với cung cách hát Phường vải :

Ra tay mở khóa động đào,
Thực tiên thì được bước vào chơi tiên.

Truyện Kiêu phổ biến rộng rãi trong khắp nước ta, nên không mấy người là không thuộc những tên: Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải... Người ta thuộc tên những nhân vật này đến mức coi hộ như những người có da, có thịt và cảm nghĩ, hành động cũng như mọi người. Miêu tả nỗi xa cách của hai bạn tình, nhân dân đã sáng tác những câu ca dao theo thề tỷ :

Sen xa sen khô, hồ cạn;
Liễu xa đào, liêu ngả, đào nghiêng.
Anh xa em như bền tra thuyền,

Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi!

Nhiều khi nói thẳng tên người yêu, nghe nó sỗ sàng làm sao ấy, nói ngay vào mình thì cũng ngượng ngùng, nên người ta cũng đi mượn chàng Kim, nàng Kiều, nàng Vân thay bạn, thay mình cho đỡ thẹn:

Bóng ai thấp thoáng vựờn hoa.
Hình như Kim trọng đến nhà Kiều, Vân !

Hoặc lắng nghe có tiếng"người của mình" đến thì gọi chệch ra là "tiếng nhạc ngựa của chàng Kim " cho đỡ khó ăn khó nói :

Đêm khuya trời lạnh sương im,
Tai nghe liếng nhạc chàng Kim tới gần...

Trong dâm ca Việt-nam, những câu hát đố và hát đối về Kiều rất phong phú. Trong những ngày hội thời xưa, có thể suốt đêm, nam nữ túm năm tụm ba lại đề hát đố  và hát đáp toàn về "chữ nghĩa", toàn về "sự tích" và "nhân vật" trong Kiều.

Có nhiều câu đố đáp vừa tài tình duyên dáng vừa dí dỏm. Bên nữ lên tiếng đố:

Nghe tin anh học trò tài,
Đào tiên một cõi Thiên-thai ai trồng ?

Bên nam liền đáp :

Thiên-thai là của nàng Kiều,
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra...

Thật khó mà có một tác phẩm văn học nào lại được đông đảo quần chúng trang nước ưa thích như Truỵện Kiều của Nguyễn Du. Người có trình độ văn hóa cao hay người có trình độ văn hóa bình thường đều thưởng thức Truyện Kiều theo mức hiểu biết của mình và đều ngâm ngợi say sưa, đọc đi đọc lại hàng trăm lần không biết chán. Bây quả là sự hấp dẫn của một công trình nghệ thuật dân tộc có một không hai trong lịch sử văn học Việt-nam.