Bản Kiều Liễu Văn Đường (1866).


Bản Kiều Liễu Văn Đường (1866) được Ban Quản lý di tích Nguyễn Du phát hiện tại và sưu tầm vào năm 2004 tại gia đình thầy Nguyễn Thế Quang - hậu duệ của Cử nhân Nguyễn Thế Cát ở xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.

Bản Kiều Liễu Văn Đường (1866) khổ 13 x 19cm, gồm 100 trang, bị mất 36 trang (864 câu) và có 2390 câu. Riêng trang cuối cùng có 14 câu, còn 99 trang còn lại mỗi trang là 24 câu.Trang bìa bản Kiều ghi: Tự Đức thập cửu niên trọng xuân tân san (đời Tự Đức thứ 19 - 1866) - Tiên Điền Lễ tham Nguyễn Hầu soạn - “Kim Vân Kiều tân truyện” - Liễu Văn Đường tàng bản

Bên cạnh nội dung truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, bản Liễu Văn Đường còn có Bài tựa (bằng thơ Đường thất ngôn bát cú) của Lãng Đường Phạm Tiên sinh - Phạm Qúy Thích.

Đến nay, bản Kiều này được xem là bản Kiều nôm cổ nhất không chỉ trong nước mà còn trên cả thế giới. Việc phát hiện, sưu tầm bản Kiều Liễu Văn Đường (1866) giúp cho các nhà nghiên cứu tiến gần hơn đến nguyên tác truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

Hiện bản Kiều Liễu Văn Đường đang được trưng bày tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du phục vụ du khách trong và ngoài nước.