www.nguyendu.com.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

TỪ ĐIỂN TRUYỆN KIỀU


Trong lịch sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ ra khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc của nó. Nhằm đánh dấu bước tiến bộ vượt bực ấy trong lịch sử của ngôn ngữ và của văn học, chúng tôi trân trọng biên soạn Từ điển Truyện Kiều này.

Nguyễn Du đã sử dụng một cách tài tình những yếu tố dân gian của ngôn ngữ, những yếu tố văn học của ngôn ngữ dân gian gồm trong các tục ngữ phong dao; Nguyễn Du đã dân tộc hóa một cách tài tình những yếu tố văn học chữ Hán trước kia chỉ được sử dụng một cách dè dặt vụng về trong văn học chữ nô,; do đó Nguyễn Du đã phát triển, hoàn chỉnh và thống nhất hai thành phần quan trọng của ngôn ngữ văn học Việt Nam, yếu tố văn học dân gian và yếu tố văn học chữ Hán, để tạo nên một ngôn ngữ văn học mới, dồi dào, uyển chuyển. Quyển từ điển này cố gắng phản ánh sự kiện quan trọng ấy của lích sử ngôn ngữ và lịch sử văn học Việt Nam.

Còn một điểm nữa cũng cần phải nhắc là Nguyễn Du sinh quán ở Thăng Long, tổ quán ở Nghệ Tĩnh, mẫu quán ở Bắc Ninh, đã nhờ những điều kiện ấy mà dựng lên được một ngôn ngữ có thể nói gồm được đặc sắc của cả ba khu vực quan trọng nhất của văn hóa nước ta thời trước. Quyển từ điển này cũng phải cố gắng phản ánh được điều ấy.

Nội dung sách thu thập tất cả những từ, thành ngữ và tử tổ được Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào Tiếng Việt Nam ở khoảng đầu thế kỷ XIX về cấu tạo của tiếng Việt Nam hiện đại, đồng thời giúp chúng ta hiểu được những yếu tố nào đã do Nguyễn Du sáng tạo để làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc lên, từ điển này lại nêu lên số lần mỗi đơn vị được Nguyễn Du dùng, đồng thời cũng nêu lên số thứ tự những câu thơ tương ứng trong Truyện Kiều

Như thế ngoài sự giúp đỡ cho bạn đọc thông thường cùng những người giảng dạy và nghiên cứu văn học nắm được nội dung của tác phẩm và một phần nào văn pháp và văn phong của Nguyễn Du , nó còn giúp các nhà ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Các điều mục trong từ điển này lấy những từ đơn và từ kép độc lập (từ kép độc lập là những từ kép đứng riêng mà chữ đầu của nó không phải là một từ) làm đơn vị. Những từ kép, thành ngữ, tư bổ, và thỉnh thoảng những mệnh đề hay câu thơ mà câu thơ mà chữ đầu là từ đơn hay từ kép độc lập, nếu được hệ thuộc vào sau từ đơn hay kép độc lập ấy. Song có những thanh ngữ và từ tổ Hán – Việt, nếu từ đầu của chúng không được dùng làm từ Việt Nam mà không được xếp làm điều mục riêng, do đó chúng không được hệ thuộc vào sau một từ đơn hay một từ kép nào, thì hoặc là đặt chúng vào sau điều mục của từ kép độc lập Hán – Việt cũng bắt đầu bằng một từ đơn hoặc là phải đặt chúng sau điều mục của từ kép độc lập Hán – Việt cũng bắt đầu bằng một từ đơn, hoặc là phải đặt chúng làm điều mục riêng, ví như các thành ngữ Tế thái tương phùng, Bỉ sắc tư phong, Binh địa ba đào, hay từ tổ Khâm ban sắc chỉ.

Các thành ngữ và từ tổ thường là do những từ thực và những từ hư ghép thành. Nếu thành ngữ hay từ tổ gồm nhiều từ thực thì từ tổ ấy có thể  được dẫn nhiều lần và mỗi lần nó được hệ thuộc vào một từ thực quan trọng làm từ đứng đầu điều mục.

Từ điển này không chép những tên riêng, hư cấu của tác phẩm, nhưng những tên riêng về địa lý và có quan hệ với các hình tượng và điển tích văn học thì đều được ghi chép và giải thích cũng như các từ thường,

Sách này không phải là sách từ điển thông thường mà chủ yếu là từ điển về một tác phẩm, nhằm phục vụ sự nghiên cứu ngôn ngữ và văn chương của Nguyễn Du, cho nên nó không giải thích như các từ điển thường mà có những từ rất thông thường ai cũng hiểu thì nó không giải nghĩa, hoặc chỉ gợi ý để cho người ta nhận nghĩa mà thôi; đại khái thì nó chỉ chú trọng nêu lên những nghĩa do Nguyễn Du dùng trong tác phẩm, còn những nghĩa khác thì không nói đến.

Ở mỗi điều mục, sách này nêu những từ đơn hay từ ghép độc lập. Ở mỗi điều mục từ đơn, giải nghĩa từ chính theo các nghĩa và sắc thái của ngữ nghĩa của nó rồi thì cho hệ thuộc vào sau nó những từ kép, những thành ngữ, những từ tố và thỉnh thoảng những phần câu hay cả câu thơ có vấn đề mà từ đầu là từ đơn chính của điều mục. Nếu là từ kép độc lập thì cũng theo lê trên mà cho hệ thuộc ở sau nó những từ kép, thành ngữ, từ tố hay câu cũng cùng một từ đầu với từ kép chính.

Nếu là thành ngữ và từ tố Hán – Việt không có hệ thuộc vào từ chính mà phải xếp vào sau một từ kép Hán – Việt độc lập hay là được xếp vào cùng một điều mục riêng thì những thành ngữ và từ tố bắt đầu bằng cùng một từ được xếp vào cung một điều mục.

Từ đon hay từ kép là phần chính của mỗi điều mục thì in chữ hoa đậm, sau mỗi từ có chữ số đặt trong ngoặc đơn để chí số lần từ ấy được dùng (có khi trong một câu từ được dùng hai lần hoặc hơn).

Ví dụ: BIẾT (108), như thế nghĩa là từ Biết được dùng 108 lần. Từ Biết có đến 4 nghĩa khác nhau. Nghĩa thứ nhất được đánh dấu bằng chữ số in nghiêng. Sau khi giải nghĩa thứ nhất ấy rồi lại có chữ số ở trong ngoặc đơn để chỉ số lần từ ấy được dùng theo nghĩa thứ nhất. Sau đó  là một hay mấy câu ví dụ (Vd,) về nghĩa ấy, ở sau mỗi câu ví dụ thì có chữ số chỉ số thứ tự ấy trong tác phẩm. Sau số thứ tự ấy lại có những chữ số cách bằng dấu phẩy để chỉ số thứ tự tất cả những chữ số cách bằng dấu phẩy để chỉ số thứ tự tất cả những câu thơ có dùng từ ấy mà không dẫn ra làm ví dụ. Về những nghĩa thứ hai, thứ ba cũng cứ thế mà suy. Những nghĩa khác nhau được chia cách nhau bằng những dấu . Ví dụ : BIẾT  (108) : 1. Hiểu, nhận ra, nhận thức (60). Vd: Hoa là người dưới suối vàng biết cho, 94; Tỉnh ra mới biết rằng mình chiêm bao, 214, 220, 326…2. Dùng để hỏi hay than…

Sau khi đã giải hết các nghĩa của từ là xong phần thứ nhất của điều mục ấy. Đến phần thứ hai thì ghi các từ kép, các thành ngữ, các từ tố, hay các phần câu, các câu có vấn đề. Phần thứ nhất cách phần thứ (10 – IMG 0127)