www.nguyendu.com.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

TƯ LIỆU TRUYỆN KIỀU- THỬ TÌM HIỂU BẢN SƠ THẢO ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH


1/  Trong việc nghiên cứu Truyện Kiều, cố G.S Hoàng Xuân Hãn đã có những cố gắng rất to lớn. G.S đã vạch rõ cho chúng ta những hướng đi rất quan trọng. Và G.S đã hứa hẹn với chúng ta là sẽ “in ra cái cơ bản để cho những người khác tiếp tục”. Tiếc rằng G.S đã qua đời mà chưa kịp công bố được gì, ngoài một bài trả lời phỏng vấn. Còn bản Kiều tầm nguyên của G.S thì chưa biết đến bao giờ mới ra mắt được bạn đọc. Thật là một điều đáng ân hận.

2/ Đi theo hướng gợi ý của G.S, và tiếp thu thêm một số kinh nghiệm của ngành ngôn ngữ học – là những kinh nghiệm mà G.S cũng đã hết lòng ủng hộ sau khi được chúng tôi sơ bộ giới thiệu – mấy năm qua chúng tôi đã cố gắng viết được khoảng hai chục bài và đã in ra được 2 cuốn sách (Tư liệu Truyện Kiều, bản Duy Minh Thị 1872, NXB Đại học Quốc gia, 2002, Tư liệu Truyện Kiều, từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, 2004) nhằm giúp đông đảo bạn đọc hiểu rõ G.S hơn, và cũng nhau nối chí G.S, để xuất thêm những vấn đề mới để thảo luận. Nay chúng tôi xin tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ ba này, cũng không ngoài mục đích căn bản đó

3/ Cuốn sách này có cả thẩy 4 phần:

I – PHẦN THỨ NHẤT: GIẢI THUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ

Chúng tôi xin trình bày tóm tắc ý kiến gần đây nhất của chúng tôi về 3 vấn đề:

    Giả thuyết về quá trình sáng tác: Truyện Kiều của cụ Nguyễn DU;
    Về các bản trục đại diện cho ba miền Nam, Bắc, Huế;
    Về một số điểm cần chú ý khi cần nhắc việc phục nguyên Truyện Kiều.

Về những vấn đề này, trước đây, chúng tôi cũng đã từng có đề cập đến ở bài này bài khác hoặc ở 2 cuốn sách đã công bố. Nhưng với những cứ liệu càng ngày càng thu thập được nhiều hơn hiện nay ý kiến của chúng tôi cũng đã có những điểm phải thay đổi; do đó chúng tôi xin được trình bày lại cho đầy đủ hơn và chính xác hơn.

II – PHẦN THỨ HAI:  THỨ TÌM HIỂU BẢN SƠ THẢO

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

Chúng tôi sẽ căn cứ vào chữ nghĩa trong 9 bản Kiều cổ của thế kỉ XIX mà chúng tôi hiện có, và nhất hiểu căn cứ vào bản trục Duy Minh Thị mà cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã hết sức đề cao, đưa ra một bản thí nghiệm  phục nguyên, cố gắng sao cho gần nhất với bản sơ thảo của cụ Nguyễn Du, để trưng cầu ý kiến của đông đảo bạn đọc, nói chung và trước hết là giới Kiều học, nói riêng. Sở dĩ chúng tôi nhấn mạnh 2 chữ SƠ THẢO là vì, theo sự hình dung sơ bộ của chúng tôi, lúc sinh thời, ít nhất nhà thơ cũng đã từng phải trăn trở với ba loại bản thảo:

Loại bản thảo đầu tay, lúc mới viết xong (khoảng những năm 1790-1792, hồi còn ở Thái Bình);
Loại bản thảo nhà thơ đã có chữa đi chữa lại ít nhiều sau khi đã có trao đổi với bà con bạn bè (khoảng những năm cuối cùng ở quê vợ và những năm về ở ẩn dưới chân núi Hồng, cuối thế kỷ XVIII)
Và loại bản thảo nhà thơ đã đem vài Huế, tiếp tục sửa chữa cho đến trước khi mất.

Loại bản thảo cuối cùng này hiện chúng tôi cũng chỉ mới bắt đầu thử tìm hiểu đôi ba trường hợp lẻ tẻ, chưa có gì đáng gọi là có cơ sở thực sự chắc chắn về mặt khoa học. Như vậy khi bàn về vấn đề phục nguyên chúng tôi dựa chủ yếu là trên căn cứ hai loại bản thảo xưa nhất.

Có được một văn bản phục nguyên, chữ nghĩa gần nhất với bản sơ thảo của nhà thơ, thì đó cũng là một niềm vui rất lớn, bởi vì:

Có được trong tay những cứ liệu cổ xưa như vậy thì giới khoa học sẽ có điều kiện để so sánh với những cứ liệu xuất hiện chậm hơn, giúp họ tìm ra được nhiều hướng khảo sát rất quan trọng như: khảo sát bước tự nhuận sắc của bản thân tác giả; khảo sát sự đóng góp của các vùng, v.v…
Còn nếu may mắn phát hiện được những dị bản trong sơ thảo hay hơn các dị bản về sau thì tức là chúng ta có điều kiện để trả lại cho cụ Nguyễn Du những gì vốn là của cụ Nguyễn Du. Theo lối nói của các nhà văn bản học thì “nguyên tắc là vàng”; vậy đây đúng là những hạt vàng đã bị đánh mất trong suốt thời gian 200 năm qua may mắn mới tìm lại được để hoàn lại cho tác giả.

Việc cố gắng thử tìm ra cách phục nguyên theo bản SƠ THẢO mà chúng tôi làm chỉ là một bước mở đầu. Hi vọng có ngày chúng ta sẽ phục nguyên được chính cái văn bản gần nhất với những gì cụ Nguyễn Du đã chấp nhận vào khoảng cuối đời. Đó là một việc vô cùng hệ trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn, chúng tôi tự lượng sức hiện giờ chưa có thể làm được. Đó là một công việc xin dành cho các thế hệ các nhà Kiều học trong nay mai.

III- PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ CHÚ THÍCH CẦN THIẾT

Chúng tôi sẽ không lặp lại công việc mà các nhà khảo đính đi trước đã từng làm, đối với toàn bộ Truyện Kiều. Chúng tôi chỉ xin tự hạn chế trong việc giải thích các đặc điểm của bản Duy Minh Thị để hiểu rõ con đường từ đó đi đến bản dự thảo phục nguyên.

IV- PHẦN THỨ TƯ: PHỤ LỤC

Chúng tôi giới thiệu 3 bài xét thấy có khi bạn đọc cũng cần phải tham khảo đến.

Cuốn sách này nhằm phục vụ trước hết là sinh viên và nghiên cứu sinh Ngữ văn ở các bậc Đại học, nhưng hi vọng rằng nó cũng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của đông đảo độc giả. Rất mong các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh Ngữ văn cũng như đông đảo bạn đọc chỉ ra những chỗ chúng tôi còn sơ suất, sai lầm và tích cực hưởng ứng, tham gia vào việc thảo luận những vấn đề đang cần được làm sáng tỏ. Chúng tôi xin có lời chân thành cảm ơn trước.

MỤC LỤC

Trang

Lời Nhà xuất bản                                  

Lời nói đầu                 

Phần thứ nhất: GIẢ THUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ  

GIẢ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC TRUYỆN KIỀU CỦA CỤ NGUYỄN DU

VỀ CÁC BẢN TRỤC ĐẠI DIỆN CHO BA MIỀN NAM, BẮC, HUẾ  

VỀ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI CÂN NHẮC VIỆC

PHỤC NGUYÊN TRUYỆN KIỀU  

Phần thứ hai: THỬ TÌM HIỂU BẢN SƠ THẢO

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH   

Phần thứ ba: MỘT SỐ CHÚ THÍCH CẦN THIẾT    

Phần thứ tư: PHỤ LỤC

VỀ HAI GIẢ THUYẾT: TRONG CÁC BẢN KIỀU NÔM CỔ ĐANG CÒN LƯU GIỮ LẠI MỘT SỐ VẾT TÍCH KỊ HÚY ĐỜI LÊ TRỊNH VÀ CHẮC

TRUYỆN KIỀU ĐÃ ĐƯỢC CƠ BẢN HOÀN THÀNH TRONG KHOẢNG 1766-1790     

TÓM LƯỢC VỀ CÁC VẾT TÍCH KỊ HÚY LÊ TRỊNH HIỆN CÒN SÓT LẠI TRONG CÁC BẢN NÔM KIỀU NÔM THẾ KỈ XX  

NGUYỄN THIỆN ĐÃ NHUẬN SẮC HOA TIÊN VÀO KHOẢNG NHỮNG NĂM NÀO?