Chúng ta ai cũng biết, Nguyễn Du là nhà thơ vĩ đại nhất của Việt Nam. Đoạn trường tân thanh của ông là tập đại thành thơ ca dân tộc. Cùng với Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du còn viết Tế thập loại chúng sinh, Thác lời trai phường nón... Về trước tác bằng chữ Hán, Nguyễn Du có Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục; cộng khoảng 250 bài. Ngoài lĩnh vực thơ ca, quả thật ít ai nghĩ rằng, Nguyễn Du còn tham gia bình thơ và đặc biệt bình thơ cho một thi nhân trong Bình Dương thi xã Gia Định.

Khi nói bình thơ, thông thường, ta hay nghĩ đến những bài viết có tính chuyên nghiệp, tập trung phẩm bình hoặc đánh giá một tập thơ, một trào lưu thơ ca nào đó... Thực ra, người trung đại không quan niệm bình thơ như vậy. Các cụ có thói quen, thiên về việc khuyên điểm những chữ lạ, những cách diễn đạt độc đáo; khen những tứ thơ hay, chỉ ra những điều mình sở đắc, những điều cảm thấy khoái chá... mỗi khi đọc một bài thơ nào đó. Bình thơ thời bấy giờ, nhìn chung còn mang tính chất tản mạn, cảm tính và ngẫu hứng. Bởi vậy, chúng ta không thể tìm đâu ra những bài viết chuyên về một tập thơ nào đó của các cụ như người thời nay vẫn làm. Việc Nguyễn Du bình thơ cũng chẳng thể vượt khỏi quỹ đạo chung của thời đại ông.

Vậy Nguyễn Du đã bình thơ của ai và bình như thế nào? Đấy là điều chúng tôi muốn cung cấp để bạn đọc hiểu thêm một phương diện tài năng khác của Nguyền Du.

Gần đây, khi nghiên cứu thơ đi sứ của các tác gia Việt Nam thế kỉ XVIII-XIX, chúng tôi may mắn tìm thấy một tập thơ được viết từ tháng 11 năm 1802 đến tháng 12 năm 1803 của Chánh sứ Lê Quang Định - một trong ba thành viên của Bình Dương thi xã, người dẫn đầu sứ bộ triều Nguyễn sang Trung Hoa cầu phong. Trong tập thơ này có 33 lời bình của Nguyễn Tố Như. Và, điều may mắn hơn, những lời bình của cụ được khắc in cùng với tập thơ và khắc in vào thời điểm khá sớm — thời điểm Nguyễn Tố Như mới qua đời hai năm: 1822. Sự kiện khắc in và thời điểm khắc in văn bản sẽ cho ta một đảm bảo về độ tin cậy của tư liệu.

I. Vài nét về tập thơ mà Nguyễn Tố Như có lời bình

1/ Nhan đề sách

Sách mang nhan đề Hoa Nguyên thi thảo. “Hoa Nguyên” là nói tắt của cụm từ Hoa Hạ Trung Nguyên, dùng để chỉ nước Trung Hoa. “Thảo” là bản thảo. Do đó, Hoa Nguyên thi thảo có thể hiểu là “Bản thảo thơ đi sứ Trung Hoa”.

Tập thơ dầy 28 tờ, tờ hai mặt, cộng 56 trang (không kể bìa). Sách in khổ nhỏ trên giấy dó; khung trong cùng có kích cỡ 18cmx 11 cm; sách do Lê Cấn Trai tàng bản.

Vậy Lê Cấn Trai là ai? Trong Hoa Nguyên thi thảo, Lê Quang Định có ba bài họa thơ Cấn Trai, nhưng ông rất có ý thức phân biệt, một người thì ghi rõ Trịnh Cấn Trai: “hựu bộ Trịnh Cấn Trai nguyên vận”- lại nối theo nguyên vần của Trịnh Cấn Trai, gồm bài số 29 và 37; một người nữa thì chỉ ghi Cấn Trai: “hựu thứ Cấn Trai vận”- lại theo vần của Cấn Trai, bài số 35. Như vậy, có ba người tên hiệu là Cấn Trai: Lê Cấn Trai, Trịnh Cấn Trai và Cấn Trai.

Người thứ nhất: Trịnh Cấn Trai là Trịnh Hoài Đức - thành viên của Bình Dương thi xã, sinh năm 1765 (bằng tuổi Nguyễn Du), mất năm 1825, từng làm Thượng thư bộ Lại, nổi danh một thời. Bình Dương thi xã gồm 3 thành viên: Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh.

Ngô Nhân Tĩnh là tác giả tập thơ Thập Anh Đường thi tập. Đề tựa cho Thập Anh Đường thi tập gồm Trần Tuấn Viễn, người Quảng Đông viết năm Bính Dần 1806; Quỳ Giang Nguyễn Địch Cát viết năm Gia Long thứ sáu (1807) và Bùi Dương Lịch đốc học trấn Nghệ An viết năm Gia Long thứ mười (1811). Vì mất bìa, chúng tôi không thể biết chắc Thập Anh Đường thi tập được khắc in năm nào. Qua lời tựa, ta chỉ biết, tác phẩm được in sớm nhất vào năm hoàn thành bài tựa cuối cùng, năm Gia Long thứ mười (1811). Đáng chú ý nữa là, trong Thập Anh Đường thi tập, Ngô Nhân Tĩnh có họa thơ của Cấn Trai và cũng ghi rõ, Trịnh Cấn Trai để phân biệt với Cấn Trai. Vậy là, chẳng hẹn mà nên, đoàn sứ bộ đi cầu phong năm 1802 có đủ mặt Tam gia thi sĩ của thi xã Bình Dương, Gia Định: Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh và Trịnh Hoài Đức!

Cấn Trai thứ hai là ai? Theo chúng tôi, trước hết ông phải là người có mặt trong sứ bộ đi cầu phong năm 1802 vì cả Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh đều họa thơ ông. Về tuổi tác và chức tước, ông không thể quá chênh lệch so với Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh. Người đáp ứng đủ những điều kiện này, có lẽ là Phó sứ Lê Chính Lộ chăng? Nhưng, nếu là Lê Chính Lộ thì tại sao, cả Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh không ghi thẳng là Lê Cấn Trai? Vậy, Cấn Trai thứ hai có thể là Lê Chính Lộ, người được Lê Quang Định họa thơ. Còn Cấn Trai thứ ba, rõ ràng là Lê Cấn Trai, người khắc in và giữ bản quyền Hoa Nguyên thi tháo.

2/Bìa

Bìa ngoài đã mất, chỉ còn bìa trong. Bìa trong cấu trúc theo kiểu, một hàng ngang, ba cột dọc. Hàng ngang trên cùng viết 7 chữ (từ phải sang trái): “Minh Mệnh tam niên Mạnh xuân thuyên”, nghĩa là, “khắc in tháng Giêng năm Minh Mệnh thứ ba” 1822; ba cột dọc gồm, cột giữa (chữ to): ‘Hoa Nguyên thi thảo" (tên tác phẩm); hai cột bên (chữ nhỏ) là “Lê” (bên phải), “Cấn Trai tàng bản” (bên trái). Mặt hai của tờ bìa trong bị mất nên không rõ nguời khắc in đã thông báo những gì.

3/ Bài tựa

Bài tựa đánh số riêng (từ 1 đến 4), dài 7 trang (từ tờ la đến 4a), rốn sách phần bài tựa đều khắc 5 chữ “Hoa Nguyên thi thảo tự”- lời tựa Hoa Nguyên thi thảo. Điều này đảm bảo độ chân xác cho lời tựa.

- Tờ 3b, hai cột cuối ghi lạc khoản, xác định:

+ Thời điểm viết lời tựa: “Gia Long lục niên, tuế tại Đinh Mão, Trọng thu kí vọng”- sau ngày rằm tháng 8 năm Đinh Mão, niên hiệu Gia Long thứ sáu (1807). Điều ghi đó chỉ ra, thời điểm hoàn thành Hoa Nguyên thi thảo là mùa thu sau rằm tháng 8 năm 1807.

+ Người viết lời tựa: “vãn sinh Thanh Hoa, Ngọc Sơn, Hàn lâm viện Chế cáo Lê Lương Thận”. Hiện, chúng tôi chưa tra cứu được tiểu sử Lê Lương Thận; chỉ biết, ông người Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa), họ Lê ở Ngọc Sơn, giữ chức Chế cáo viện Hàn lâm và có lẽ ít hơn Lê Quang Định vài tuổi.

- Tờ 4a, trang cuối bài tựa, viết:

+ “Bái thư vu Kinh để”- lạy viết ở quán xá tại Kinh đô.

+ Hai dấu gồm, dấu chìm (ở trên) ghi “Ngọc Sơn Lê thị”- họ Lê ở Ngọc Sơn, dấu nổi (phía dưới) viết “Lương Thận”.

Qua bài tựa ta biết, Hoa Nguyên thi thảo hoàn thành chậm nhất vào cuối tháng 8 năm 1807, mặc dù mãi tới năm 1822 người ta mới khắc in nó. Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 8 nám 1807 đến năm 1822 (gần 16 năm) chẳng rõ tác phẩm có bị sửa chữa gì nữa không; theo chúng tôi, có lẽ tác phẩm vẫn được giữ nguyên. Sau khi Lê Quang Định qua đời (1813), Lê Cấn Trai mới khắc in và tàng bản tập thơ này.

 4/ Nội dung

 a. Sách gồm 75 bài thơ Lê Quang Định làm trong 14 tháng đi sứ. Tác phẩm như một nhật kí đi sứ của tác giả, mở đầu là bài Lưu biệtBắc Thành Nguyễn Tổng trấn và kết thúc là bài Trường Phái hấu phát - (tóc của Trường Phái hầu). Tổng trấn Bắc Thành bấy giờ là Nguyễn Văn Thành, còn Trường Phái hầu là Lê Quýnh, người theo Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Hoa và là tác giả Bắc hành tùng kí . Cuối tập thơ, tác giả thêm bài Khấp tiên phần (khốc mộ cha mẹ) với lời chú: ‘Tháng cuối hạ năm Giáp Tí (1804), đến phủ Quảng Ngãi thăm mộ song thân; khóc, đề bài thơ này vào cuối sách và đầu bình phong”.

 Tờ l a, trang đầu, hai cột bên phải ghi: “Hoa Nguyên thi thảo” và “Khâm mênh Chánh sứ Đinh bộ Thượng thư Lê Tri Chỉ, Tấn Trai phủ tập”- Thượng thư bộ Binh họ Lê, hiệu là Tấn Trai, tự là Tri Chỉ vâng mệnh làm Chánh sứ, viết.

 Tờ 23b (trang cuối cùng), sau bài Khấp tiên phần, dòng bên phải viết: “Hoa Nguyên thi thảo chung”- hết tập Hoa Nguyên thi thảo. Dòng chữ này cho ta một khẳng định, nội dung Hoa Nguyên thi thảo còn giữ được trọn vẹn từ đầu tới cuối.

 Rốn sách đều khắc 4 chữ “Hoa Nguyên thi thảo”.

 b. Mỗi bài thơ thường có 3 phần:

 Nguyên văn bài thơ (chữ to).

 Tự chú (in chữ nhỏ thành hai dòng). Tuy nhiên, một số bài không có phần tự chú.

 Lời bình (in chữ nhỏ thành hai dòng) của Ngô Lễ Khê và  Nguyễn  Tố

 Như phần bình của ai ghi tên người đó. Chẳng hạn, “Ngô Lễ Khê viết.. ... "Nguyễn Tố Như viết...".

Ngô Lễ Khê là ai? Chúng tôi phỏng đoán rằng, ông có thể là thành viên trong sứ đoàn đi cầu phong năm 1802. Nếu vậy, phải chăng là Ngô Nhân Tĩnh ?Theo Trần Văn Giáp, Ngô Nhân Tĩnh người Quảng Đông, nhưng bài Khách trung tạp cảm (số 2, tờ 13b trong Thập Anh Đường thi tập) dưới câu:

Trực dĩ quân vương sự,
Nan lai pha mẫu bang.

Nghĩa là:

(Vì bận việc quân vương, Nên khó đến thăm bang ở của cha mẹ) có chú: “tổ tịch Chiết Giang, Sơn Âm huyện”- tổ vốn người huyện Sơn Âm, Chiết Giang. Vậy, Ngô Nhân Tĩnh gốc người Chiết Giang, huyện Sơn Âm. Đấy là nguời thứ nhất bình thơ Lê Quang Định: Lễ Khê Ngô Nhân Tĩnh (?).

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn, là người bình thứ hai: Nguyễn Tố Như. Nguyễn Tố Như thì ai cũng rõ, đó là cụ Nguyễn Tiên Điền. Cụ Nguyễn Tĩên Điền sinh năm 1765, mất năm 1820, húy là Du , hiệu là Thanh Hiên tự là Tố Như, từng được sung Chánh sứ đi tuế cống nhà Thanh năm 1813, sau phái đoàn của Lê Quang Định 11 năm. Chúng tôi sẽ trình bày việc bình thơ của Nguyên Tố Như ở phần sau.

5/ Tác giả

Tác giả Hoa Nguyên thi thảo là Lê Quang Định. Ông sinh năm 1759, mất năm 1813, tự là Tri Chỉ, hiệu là Tấn Trai, người làng Phú Vanh, tỉnh Thừa Thiên(l). Khi đi sứ, Lê Quang Định từ hàm Tham tri bộ Bình được thăng Thượng thư bộ Binh và sung Chánh sứ. Sau khi đi sứ về, Lê Quang Định thôi hàm Thượng thư, nhận lại chức cũ, làm việc tại viện Hàn lâm. Nghiên cứu về Nguyễn Du, chúng ta cũng nên chú ý tới đặc điểm tạm phong hàm cấp khi sung Chánh sứ thời Gia Long. Cùng đi với Quang Định có hai phó sứ là Thiêm sự Lại bộ Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ Nguyễn Gia Cát. Theo Đại Nam thực lục Chính biên, mục đích chuyến đi sứ lần này là “đem quốc thư và phẩm vật đi xin phong và xin đổi quốc hiệu làm Nam Việt.

Về quê quán tác giả Hoa Nguuyên thi thảo, Trần Vãn Giáp viết, ông “người làng Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên” (Sđd, tr.348). Nhưng, trong bài Khấp tiên phần, Nguyễn Quang Định cho biết phần mộ song thân của ông đều nằm ở Quảng Ngãi. Vậy Quang Định người Thừa Thiên hay Quảng Ngãi? Hoặc giả, ông người Thừa Thiên, nhưng cha mẹ di cư tới Quảng Ngãi và mất tại đó chăng?

Trong 14 tháng đi sứ, Lê Quang Định đã sáng tác 75 bài thơ; sau phụ thêm bài Khóc mộ cha mẹ, rồi đặt tên cho toàn tập là Hoa Nguyên thi thảo.

II. Nội dung Nguyễn Tố Như bình thơ

Trong 75 bài của Hoa Nguyên thi thảo, 26 bài không lời bình. Có thể 26 bài đó chưa gây được ấn tượng đối với Ngô Lễ Khê và Nguyễn Tố Như; cũng có thể cả hai ông đều không quan tâm tới đề tài mà 26 bài thơ kia đề cập tới. 49 bài còn tại thì, Nguyễn Tố Như riêng bình 17 bài (từ số 1 đến 17 theo bảng kê dưới đây); 16 bài (từ số 18 đến 33) cả Ngô Lễ Khê và Nguyễn Tố Như đều bình. Ngoài ra, Ngô Lễ Khê bình riêng 16 bài (chúng tôi không đưa vào thống kê). Dưới đây là 33 bài Nguyễn Tố Như có lời bình:

 1- Kí hoài Bắc Thành Nguyễn Tổng trấn

 2-Trư Sơn Đường văn bạc

 3- Lô Giang tảo phiếm                

 4-  Quá Ngũ Hiểm than

 5-  Biệt Nam Ninh phân phủ Hoàng Đức Minh

 6- Hựu bộ Trịnh Cấn Trai nguyên vận                       

7-Hựu thứ Cấn Trai vận

8-Hựu bộ Trịnh CấnTrai nguyên vận                         

9- Đề phiến tặng Tương Đàm Lục Dự tri huyện                                   

10- Bộ Thiên Đô Am thi vận thư tặng Viên ngoại lang Uông

11- Quá DựNhượng kiều hữu cảm

12- Đề Hưng Long tự

13- Đáp tiễn đoản tống Hà Gian phân phủ Lí Phụng Thụy

14- Lữ trung trùng cửu

15- Quá Vũ Thắng quan

16- Sởt trung

17- Đề phiến tặngTừ Sư Gia

18- Nam Ninh kỉ thắng

19- Đề mĩ nhân dao lỗ đồ

 20- Quá Khởi Kính than đề Mã Phục Ba từ

 21- Ngô Châu trừ dạ

 22- Khách trung ngộ húy nhật cảm tác

 23-Lư tư

24- LưTư Đường dạ bạc

25-Toàn Châu khách trung Đoan ngọ

26-ĐềTương Sơn tự

27-Tiêu Tương chu hành tạp hứng: Ngọ trà hứng

28-Hưởng Hồ    

29- Đăng Hoàng Hạc lâu tác

30- Quá Hàm Đan LãTiên Ông từ

31- Đăng Kim Kê nham

32- Ngô Lễ Bộ tửu

33- Trường Phái hầu phát

Nếu đối chiếu Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định với Bắc hành tạp lục của Nguyễn Tố Như, ta thấy hai tác phẩm có khá nhiều bài cùng đề tài. Chẳng hạn, cả hai ông đều viết vẻ sông Ninh Minh, Minh Giang, thác Ngũ Hiểm, miếu Mã Phục Ba, Quế Lâm, Tiêu Tương, nước Sở, Hầu Hoàng Hạc, Hán Dương, Tín Dương, cầu Dự Nhượng, Hàm Đan, cửa Vũ Thắng... Nghiên cứu kĩ các bài thơ được Tố Như bình, la sẽ hiểu thêm khuynh hướng tình cảm và khuynh hướng sáng tác của ông.

Xét riêng 16 bài thơ mà Ngô Lễ Khê và Nguyễn Tố Như đều có lời bình, ta thấy một đặc điểm nổi bật là, Nguyễn Tố Như bao giờ cũng kiệm lời. Số chữ ông dùng để bình phẩm một bài thường rất ít, phần lớn chỉ bằng 1/5 Ngô Lễ Khê, thậm chí, một số bài chỉ bằng 1/20, chẳng hạn, bình bài Quá Khởi Kính than đề Mã Phục Ba từ. Bài thơ nguyên văn như sau:

Lĩnh Ngoại hà hoang quảng Đê đồ,

Tướng quân cổ miếu ỷ cương ngô.

Mao phân thiên địa kim do tại,

Thủy tụ sơn khê tích vị vu.

Đồng trụ trực tương lưu vĩ tích,

Vân đài hà tất hội gia mô?

Ngũ than thiên cổ kinh qua hậu,

Vị cảm tình trung điện nhất hồ?


Tạm dịch:

Khuyếch trương cơ đồ đế vương nơi Linh Ngoại hẻo lánh,

Miếu cổ thờ tướng quân dựa vào nơi hoang vắng.

Đất phân phong chia trời đất nay còn đó,

Nước tụ non sông xưa chua bị hoang vu.

Cột đồng muốn để lại công tích vĩ đại,

Hà tất phải vẽ ảnh ghi công mưu lược cao minh ở Vân đài?

Ngàn xua tới nay sau khi đi qua thác Ngũ Hiểm,

Vì cảm lòng trung trinh thuần khiết mà cứng một bầu rượu chăng?


Cảm húng bao trùm bài thơ là sự mỉa mai với một thoáng buồn.

Tác giả đạt câu hỏi cho Mã Viên và cho nhũng ai muốn khuyếch trương mưu đồ đế vương nơi cõi khác:

Cột đồng muốn để lại công tích vĩ đại,

Hà tất phái vẽ ảnh ghi công mưu lược cao minh ở Vân đài?


Đúng vậy! Đâu phải vì ngưỡng mộ lòng “trung trinh thuần khiết”, ngưỡng mộ “vĩ tích”- công tích vĩ đại, “gia mô”- mưu lược cao minh của Mã Phục Ba mà người ta vào miếu cúng? Thác Ngũ Hiểm như tên gọi của nó, có năm nơi hiểm nguy. Vượt qua nó là năm lần đối đầu với cái chết. Vì vậy, qua được thác Ngũ Hiểm mà còn sống, ai chả mừng? Vì mừng mà cúng. Tư tưởng này được Nguyền Tố Như tán thưởng. Mười một năm sau, có dịp qua miếu Mã Phục Ba, cũng với cảm hứng phúng thích như vậy, Nguyễn Tố Như hỏi:

Nhật mộ thành tây kinh cức hạ,

Dâm Đàm di hôi cánh hà như?

 (Đề miếu Mã Phục Ba ở Đại Than)


Nghĩa là:

Dưới tầng bụi gai phía tây thành trong ánh chiều tà,

Nỗi hối hận để lại ở hồ Dâm Đàm càng như thế nào đây?


Ngô Lễ Khê nhân xét bài thơ Qua thác Khởi Kính, đề đền thờ Mã Phục Ba của Lê Quang Định như sau: “Cung khuyết nhà Hán đã theo mây nước, miếu cổ thờ tướng quân một mình đứng dựa nơi hoang vắng mà chẳng biết vì sao được như vậy? Cho nên, kém cái này thì hơn cái kia. Sự dũng cảm đủ đem dẹp loạn mà không thể ngăn được lời gièm pha thêu dệt; sự giàu sang đủ để làm thiên tử mà không được dự vào hàng danh nhân. Tướng quân chịu thiệt thòi với nhà Hán kể cũng nhiều rồi. Nhưng sự nghiệp anh hùng hiển hách, phần đất phân phong vượt qua Việt Lĩnh. Nghĩ đến công lao tụ đầy sơn khê, người đọc Hán thư biết tướng quân: sống có ích, chết nổi danh. Đem điều đó mà bù tạo vật. Cho nên có thể lưu truyền mãi mãi, hưởng huyết thực Bắc Nam. Xem miếu thờ không phải không cung kính; nghĩ tới người không phải không hâm mộ. Bài thơ này viết rất hay, kết cấu chặt chẽ, bao quát cuộc đời của tướng quân. Bảo đó là thơ, cũng được; bảo đó là bài ca ngợi tướng quân, cũng được!”.

Ngô Lễ Khê viết dài tới 165 chữ, nhưng Nguyễn Tố Như chỉ gói trong 8 chữ. “Cú pháp tráng kiện, hữu như thị ông”- câu thơ khỏe khoắn như chính ông ấy. Hai chữ “thị ông”- ông ấy, hết súc lấp lửng: ông ấy là Mã Phục Ba hay Lê Quang Định? Mới đọc tưởng như nói Mã Viện, nhưng ngẫm ra, khen Lê Quang Định đặt câu khỏe khoắn như khí tiết của nhà thơ. Thơ là người mà! Nhìn chung, Tố Như thường chú ý tới cái gọi là cú pháp. Cú pháp — cách tạo câu là một trong ba vấn đề (khởi kếty cú pháp, nhãn tự) thể hiện tài năng của thi nhân và đòi hỏi người cầm bút phải hết sức dụng công.

Trừ tịch - đêm cuối cùng của một năm. Theo phong tục, vào thời điểm này mọi người sum họp bên gia đình, cúng tổ tiên, tiễn năm cũ, đón năm mới. Đêm đó, mọi người dường như không ngủ để đợi giao thừa. Vì thế, kẻ lữ thứ nơi đất khách quê người càng cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Nhưng Lê Quang Định thì khác. Đêm trừ tịch đánh dấu cái cũ sẽ qua, cái mới đang đến. Đấy là lẽ tuần hoàn của đất trời, của tạo vật. Tứ thơ của Lê Quang Định thật lạ lùng khác thường. Thi nhân viết:

Chu thứ Ngô Giang đống tuyết khai,

Dạ gian hàn úc chính tương thôi.

Nghênh Tân vận nhã hành trung cú,

Tống Lạp hương phần tặng hậu mai.

Cố quốc vị quy tu ý cẩm,

Minh niên vô sự mạn khuynh bôi.

Hồi đầu nhai hạng truyền đăng chúc,


Hoảng nhận long quang sạ đẩu đài.

(Ngô Châu trừ dạ - Đêm trừ tịch ở Ngô Châu)


Tạm dịch là:

Thuyền tới Ngô Giang tuyết lạnh chào;

Đêm nay đúng lúc cái ấm cái lạnh thúc nhau thay đổi.

Đón năm mới, những vần thơ thanh nhã nối nhau đến;

Tiễn năm cũ, đem hương tiền tặng hậu mai.

Cố quốc chưa về, thẹn mặc áo gấm;


Năm mới vô sự, cứ uống tràn.

Nhìn về phố xá, đèn đuốc như đang chạy;

Bỗng thấy ánh sáng rực rỡ như vọt tới sao Bắc Đẩu.


Về tài thơ này, Ngô Lễ Khê nhận xét “Không phải ghét ăn mặc sang trọng mà xấu hổ vì chưa được trở về; không phải vì thích rượu ngon, mà vui vì vô sự" Như vậy, Lễ Khê thiên về bình phẩm nội dung. Tố Như thì khác. Ông dường như thấu hiểu tâm can của Quang Định, nắm bắt được sự tình tế của tứ thơ. Tố Như viết: “Vãng phục nguyên cơ, nhất ngữ đạo xuất, phong trí du nhiên, trầm tỏa du dương, đạm trung hữu vị”, nghĩa là, lẽ huyền diệu đắp đổi nhau, đi rồi lại lại; một lời thốt ra, phong vị đượm sầu, lời thơ trầm bổng du dương, thanh đạm mà có chất.

Tố Như thật là tinh tế! Ông hiểu vì sao Quang Định vui dù đêm trừ tịch nơi đất khách quê người. Đấy là cái vui của kẻ nắm được quy luật của tạo hóa, hiểu được vận hội của đất nước. Ngày thống nhất giang sơn đang đến rất gần. Hết đêm là sáng; cái lạnh lẽo sẽ qua, mùa xuân ấm áp đang ngay kề. Ngày mà đất nước mang quốc hiệu Nam Việt đang tới.

Về Đăng Hoàng Hạc lâu tác (Làm khi lên lầu Hoàng Hạc) của Lê Quang Định, Nguyễn Tố Như cho rằng, ‘Thôi Hạo thi thành, hậu nhân đáo thử cánh đạo bất đắc thử cú. Tòng Trần Trung cấu xuất tân tứ, khả dĩ vịnh Hoàng Hạc hĩ’ (Thôi Hạo thơ thành, hậu nhân đến đây không viết được một câu nào bằng. Từ Trần Trung tạo ra tứ lạ, mói có thể vịnh được Hoàng Hạc). Viết như vậy, Tố Như đã đánh giá rất cao thơ Quang Định. Thôi Hạo đề thơ lầu Hoàng Hạc, các thi nhân đời sau tới đây đành gác bút .Vậy mà, Quang Định vẫn có thơ. Phải chăng ông như Trần Trung, tạo ra tứ mới, thơ Hoàng Hạc lâu lại tiếp tục tuôn trào. Câu kết bài thơ của Quang Định khá độc đáo:

Nhân, cảnh tao phùng hữu thử quan.

Có cảnh quan lầu Hoàng Hạc là bởi người và cảnh gặp gỡ tạo ra. Con người đem linh hồn đến cho tạo vật.

Đây là bài duy nhất Ngô Lễ Khê bình ngắn hơn Nguyễn Tố Như. Ông điểm bài thơ bằng tám chữ: ‘Tiêm, tân, chỉnh, hạ; trực khán đường phiên”, nghĩa là, sắc nhọn, mới lạ, chỉnh chu nhàn nhã; nhìn xa tới tận phên giậu.

Chúng tôi vừa điểm qua ba bài thơ của Lê Quang Định mà cả Tố Như và Lễ Khê cùng bình. Dưới đây chúng tôi xin trình bày bốn bài chỉ mình Tố Như bình.

Trưóc hết là bài Cảm xúc khi đi qua cầu Dự Nhượng:

Bình Đài thành lí giá chinh an,

Nhất đới trường hồng trước nhãn khan.

Lương hạ nguyệt đê thôn thán ảnh,

Bản đầu sương ấn tất thân hàn.

Chúng nhân kim nhật kinh qua dị,

Quốc sĩ đương niên khứ chủ nan.

Triệu Mạnh cơ đồ tùy thệ thủy,

Kiều danh chung cổ chiếm giang can.

(Quá Dự Nhượng kiều hữu cảm)


Tạm dịch là:

Trên yên ngựa trong thành Bình Đài,

Cầu Dự Nhượng như chiếc cầu vồng hiện trước mắt.

Dưới dầm cầu trăng lặn trông như đang nuốt than,

Trên ván cầu sương thấm như sơn thân lanh lẽo.

Mọi người ngày nay qua đây dễ dàng,

Kẻ quốc sĩ năm đó khố mà lìa chủ.

Cơ đồ của Triệu Mạnh theo dòng nước trôi,

Tên của cầu mãi mãi đứng bên sông.


Tứ thơ độc đáo. Tố Như đánh giá bài thơ bằng tám chữ: “Hung thứ cao mại, tạo ngữ tráng vượng”, nghĩa là, lòng thanh cao hào mại, tạo nên lời thơ mạnh mẽ, sáng sủa.

Về Quá Vũ Thắng quan (Qua cửa Vũ Thắng), Nguyên Du nhận xét: “Cú pháp hữu lực bất tại dụng lực” (Câu chữ có lực mà không phải dùng lực). Đúng vậy! Ta thử đọc bốn câu thực:

Vân tế nhạn hoành, tình sổ điểm,

Thôn đầu kê xướng, nguyệt sơ tà.

Lộ thông Hồ Bắc, khai xà huyệt,

Sơn hạn Nam Hà, chế khuyển nha.


Tạm dịch là:

Sao điểm vài ngôi giữa mây trời có nhạn bay ngang,

Trăng chớm lặn ở đầu thôn nơi có gà đang gáy.

Đường nối Hồ Bắc mở ra như hang rắn,

Núi chắn Nam Hà như răng chó ngăn.


Lời thơ điêu luyện mà rất tự nhiên, đúng như nhận xét của Nguyễn Du.

Về bài Sở trung (Trong nước Sở), Tố Như cho rằng, “lời thơ nhã nhận, đạm bạc; có ý của cổ nhân”.

Thác Ngũ Hiểm dưới mặt Lê Quang Định vừa rùng rợn hiểm nguy, vừa thê lương buồn bã:

Cuồng lan yên trục Giao cung tán,

Tuyết lãng hoa phán nhạn ảnh mê.

Tuần kiểm tân đài phong trận trận,

Phục Ba cổ miếu thảo thê thê.

 (Quá Ngũ Hiểm than)


Tạm dịch là:

Sóng điên cuồng, khói dồn đuổi làm cung điện Giao long tan,

Sóng trắng như tuyết hoa mù mịt chẳng thấy bóng nhạn.

Đài mới của ti Tuần kiểm gió dồn từng trận,

Cỏ nơi miếu cổ Phục Ba ràu ràu.


Đúng như nhận xét của Nguyễn Du: “Nhãn tiền chân cảnh, bất tại sưu sách” (Cảnh thật hiện trước mắt chẳng phải bởi người viết cố công tìm tòi).

Tóm lại, lời bình của Nguyễn Tố Như cô đọng, chữ ít mà ý nhiều; ông thiên nhận xét về phong cách, khí cốt, chất thơ. Tố Như thích lối thơ tự nhiên, có lực mà không phải dụng lực, ý sâu trầm lắng mà không thấy người cầm bút phải bươn bả truy tìm câu chữ. Qua 33 lời bình trong tập Hoa Nguyên thi thảo, chúng ta được biết thêm, Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất Việt Nam, mà còn là nhà bình thơ.

Đi theo hướng tìm tòi này, may chăng ta sẽ có thêm những thông tin bổ ích mới để tiến tới một Nguyễn Du toàn tập với đầy đủ ý nghĩa của nón.