www.nguyendu.com.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

MẠCH LẠC TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU


MỞ ĐẦU


1.   LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

a.     Mạch lạc nói chung trong ngôn ngữ thường ngày không có gì xa lạ, mạch lạc trong truyện nói riêng và cụ thể Truyện Kiều là hiện tượng thường được nhắc đến. Tuy nhiên, mạch lạc với tư cách một đối tượng nghiên cứu khoa học thì vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Đặc biệt đối với Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu về mạch lạc còn quá ít: mới chỉ có một số ở bậc thạc sĩ, ở bậc luận án tiến sĩ hầu như chưa có. Đó là một lí do thục tế thôi thúc chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Mạch lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

b.     Tầm vóc và vị trí Truyện Kiều của Nguyên Du trong nền văn học Việt Nam là lí do quan trọng cho việc chọn đối tượng nghiên cứu là tác phẩm này.

2.  Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Đã có hàng nghìn trang nghiên cứu viết về Truyện Kiều nhưng lại chủ yếu từ góc độ của phương pháp phân tích văn học. Việc nghiên cứu Truyện Kiều theo quan điểm ngôn ngữ học bộc lộ rõ nhất được coi là trong công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du của nhà nghiên cứu Phan Ngọc. Hưởng ứng công cuộc nghiên cứu Truyện Kiều trên quan điểm ngôn ngữ học, chúng tôi mong muốn ứng dụng một phần kết quả của phân môn phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu Truyện Kiều. Công trình nghiên cứu của chúng tôi hi vọng có thêm một đôi phần đóng góp nhỏ sau đây.
a.    Cố gắng phát hiện một số tuyến mạch lạc chủ yếu trong Truyện Kiều.

b.    Các tuyến mạch lạc ấy sẽ cho thấy được một phần quan trọng trong nghệ thuật triển khai truyện tài tình của Nguyễn Du. Điều này bổ sung một nét đặc trưng làm rõ thêm những phong cách đã trở thành vốn riêng của ông. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ thêm độ phong phú, tính đa phương diện trong bút pháp Nguyễn Du.

c.     Đối tượng nghiên cứu ở tầm cỡ của Truyện Kiểu góp phần khẳng định vai trò quan trọng của mạch lạc trong phân tích diễn ngôn nói chung và ngữ pháp truyện nói riêng: mạch lạc là yếu tố quyết định việc tạo thành tính thống nhất để tài - chủ đề, yếu tố giúp phân biệt văn bản với “phi văn bản” ở mặt tổ chức nội dung.

d.     Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần đưa độc giả nói chung, độc giả Truyện Kiều nói riêng đến sự tiếp xúc khoa học với một phương diện mới trong cách tiếp nhận văn bản, đố là tiếp nhận văn bản thông qua tổ chức mạch lạc của nó.

e. Những khám phá của luận án sẽ giúp hiểu thêm tài nghệ của Nguyễn Du qua quá trình sáng tác Truyện Kiều. Đây là một cơ sở góp phần vào thành công của việc giảng dạy Truyện Kiều ở mọi cấp học có liên  quan.

3.    LỊCH SỬ NGHIÊN CỬU

a.    Việc khảo sát một số công trình nghiên cứu về Truyện Kiều cho thấy nổi lên hai cách hiểu cơ bản liên quan đến mạch lạc.

b.    Cách hiểu chung vể mạch lạc đề cập đến mạch lạc một cách chung chung, bằng trực cảm, quan kinh nghiệm, chưa lý giải, chưa phân tích. Theo hướng này, tiêu biểu là nhận xét của các tác giả: Đào Duy Anh, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Diệu, Lê Xuân Mậu v.v...

Cách hiểu mạch lạc có yếu tố mới là có tính đến nội dung cụ thể của mạch lạc. Hướng đi này thuộc về các tác giả: Xuân Diệu, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Chí Tình, Phan Ngọc v.v...

Qua hai cách tiếp cận trên đây, mạch lạc hay những yếu tố của mạch lạc dù đã được đề cập nhưng cả hai cách xem xét đều chưa bàn về khái niệm mạch lạc.

Luận án của chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu sâu tính hệ thống trong mạch lạc của truyện. Đây cũng được coi là mục tiêu đóng góp mới của luận án

4.    MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu mạch lạc trong Truyện Kiều của chúng tôi nhằm các mục đích:
a.    Tập trung làm rõ một số tuyến mạch lạc trong truyện từ giai đoạn của phân tích diễn ngôn, cụ thể là:
-    Tuyến quan hệ nguyên nhân
-    Tuyến quan hệ thời gian.

b.    Việc làm rõ các tuyến mạch lạc trên góp phẩn làm sáng tỏ nghệ thuật bố cục và triển khai truyện với tư cách là tài tổ chức truyện kể.

c.    Các kết quả thu được là cơ sở để khẳng định vai trò của mạch lạc đối với việc tạo lập và giải mã  nội dung truyện.

d.    Đề xuất một số cách khai thác và ứng dụng lí thuyết về mạch lạc như là một bộ phận của phân tích diễn ngôn vào việc tiếp nhận văn bản.

Để tập trung làm rõ các mục đích trên, chúng tôi tạm không đặt ra việc đánh giá bình phẩm trực tiếp Tryện Kiều như phê bình văn học, lí luận văn học hay văn học sử; không đặt ra việc đối chiếu Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, với các truyện thơ Nôm Việt Nam hay với các tác phẩm tự sự viết bằng văn xuôi ở phuơng diện mạch lạc hay bất kì phương diện nào; cũng không nhằm vào việc bàn bạc về liên kết trong Truyện Kiều như là đối tượng nghiện cứu của luận án này.

5.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a.    Phương pháp chủ đạo

Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài này là phương pháp của phân tích diễn ngôn: đặt mọi hiện tượng ngôn ngữ trong đồng văn bản (co-text) và ngữ cảnh tình huống, kể cả ngữ cảnh văn hoá.

b.    Phương pháp chung của nghiên cứu khoa học

Phương pháp chung của nghiên cứu khoa học được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là:

-    Phương pháp diễn dịch và quy nạp
Phương pháp diễn dịch và quy nạp được vận dụng trong việc nêu ra các phương diện cơ bản của mạch lạc và mạch lạc trong truyện coi đó là cơ sở cùa sự nghiên cứu về mạch lạc, và từ đó tách ra quan hệ quan hệ nguyên nhân, quan hệ thời gian cụ thể và khái quát lại như là những yếu tố của mạch lạc trong Truyện Kiều. Do vậy, việc sử dụng những luận cứ, luận chứng để phân tích các luận điểm này và căn cứ vào đó để khái quát nâng cao các hiện tượng cụ thể khảo sát được là việc làm cần thiết.

-    Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê có tác dụng cung cấp những dữ liệu, những số liệu xác định, tạo cơ sở thực tiễn đáng tin cậy cho việc phân tích. Để tạo cơ sở làm việc, công tác thống kê trong việc phân tích các sự kiện cũng như quan hệ giữa chúng trong Truyện Kiều là cần thiết.

6.    CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài mục lục, danh mục công trình của tác giả liên quan đến đề tài luận án, tài liệu tham khảo, luận án có 5 chương, gồm 188 trang chính văn.
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. MẠCH LẠC

Luận án đưa ra 6 cách hiểu khác nhau về mạch lạc là: cách hiểu của D. Nunan, cách hiểu của I. p. Galperin, cách hiểu của Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, cách hiểu của D. Togeby, cách hiểu của K. Wales và cách hiểu của A J. Greimas.

Trong 6 cách hiếu về mạch lạc trên đây, cách hiểu của Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học là thuyết phục hơn cả bởi vì ở đây, các tác giả đã phần nào cho thấy thực chất của hiện tượng mạch lạc, tức là đã tách mạch lạc ra khỏi liên kết.

1.2. PHÂN BIỆT MẠCH  LẠC VÀ LIÊN KẾT

Liên kết và mạch lạc là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau như có thể dùng phương tiện liên kết để diễn đạt mạch lạc, nhưng liên kết và mạch lạc là hai hiện tượng khác nhau trong nghiên cứu.
Nếu “liên kết được hiểu là việc sử dụng các phương tiện từ ngữ để nối kết các câu nói lại với nhau, như lặp từ, dùng từ ngữ chỉ quan hệ nối kết giữa câu này với câu kia”[Diệp Quang Ban, Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, tr. 137] thì “mạch lạc là sự nối kết có tính chất lôgic được trình bày trong quá trình triển khai một cốt truyện, một truyện kể v.v...lệ thuộc vào việc tạo ra nhũng sự kiện dược kết nối với nhau, hơn là những dây liên hệ thuộc ngôn ngữ” [Diệp Quang Ban, Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, ư. 134]. Nếu liên kết là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ để làm cho một chuỗi câu nối tiếp nhau trở thành một văn bản thì “mạch lạc được xem là cái quyết định việc hình thành một văn bản (một diễn ngôn), không có mạch lạc, một chuỗi câu nói khó có thể trở thành một văn bản”[Diệp Quang Ban, Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, tr. 136]. Một chuỗi lời nói nếu chỉ có liên kết mà không có mạch lạc thì khó có thể là một văn bản đích thực.
Như vậy, nếu ví văn bản như cơ thể con người; các bộ phận cấu thành văn bản: từ ngữ, câu, đoạn văn, chương, hồi, màn cảnh... như các bộ phận đầu, cổ, mình, mặt, mũi, chân tay... của cơ thể người trừ liên kết trong văn bản được ví như hệ da và cơ gắn kết các bộ phận của cơ thể còn mạch lạc chính là hình ảnh ẩn dụ của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn chạy khắp cơ thể, có vai trò chỉ đạo, quyết định sự vận hành của tất cả các bộ phận cơ thể, làm cho cơ thể con người thực sự là một sinh thể sống.

1.3. BIỂU HIỆN CỦA MẠCH LẠC
Mạch lạc là một hiện trạng mơ hồ, trừu tượng, tuy nhiên, vẫn có thể hình dung mạch lạc qua những biểu hiện cụ thể của nó. Theo một số nhà tâm lí học, văn học và ngôn ngữ học, mạch lạc tồn tại trong 4 lĩnh vực khái quát là: trong quan hệ nghĩa - lôgic giữa các từ ngữ trong văn bản, trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh tình huống, trong diễn ngôn và trong quan hệ lập luận. Ở mỗi lĩnh vực, mạch lạc lại cổ những biểu hiện cụ thể hơn nữa. Chẳng hạn, trong quan hệ nghĩa - lôgic giữa các từ ngữ của văn bản, mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc trưng nêu ở vị ngữ, mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài (chủ đề) của các câu, mạch lạc biểu trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ờ những câu có quan hệ nghĩa với nhau và mạch lạc biểu hiện trong trình tự hợp lí giữa các câu (mệnh đề); trong quan hệ giữa văn bản với ngữ cảnh tình huống, mạch lạc biểu hiện ở sự ghi dấu ấn của ngữ cảnh tình huống vào lời nói làm nên văn bản trong đó có sự chỉ thị; trong diễn ngôn, mạch lạc biểu hiện ở khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nổi.
Như vậy, biểu hiện của mạch lạc rất đa dạng và phong phú, văn bản được tạo nên từ bao nhiêu yếu tố thì mạch lạc biểu hiện qua quan hệ của bấy nhiêu yếu tố đó.

1.4. MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA MẠCH LẠC TkONG TRUYỆN

1.4.1. Biểu hiện của mạch lạc trong “ngữ pháp của truyện. Theo các nhà ngữ pháp truyện mà tiêu biểu là Rumelhart, một cấu trúc ngữ pháp hợp lý thể hiện sự mạch lạc của truyện có dạng như sơ đồ nêu ở Hình 1.2 (tr. 6).
Trong cấu trúc ngữ pháp truyện nêu ờ Hình 1.2, các quy tắc (1), (2) được gọi là các quy tắc viết lại (rewrite rules), như trong ngữ pháp chuyển