Cuộc đời Nguyễn Du (1765-1820) đã trải qua những biến cố lớn lao và trọng đại của dân tộc trong những năm cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Sinh ra vào thời Lê mạt, chúa Trịnh thao túng, tiếm quyền vua, chúa Nguyễn xưng bá phương Nam, xã hội năm bè bảy mối, trưỏng thành khi nhà Lê mất, triều Nguyễn Tây Sơn lên thay nhà Lê, rồi triều Nguyễn Gia Long thay thế nhà Tây Sơn, Nguyễn Du chứng kiến biết bao sự kiện vật đổi sao dời làm đảo lộn xã hội, khiến cho các giá trị tinh thần cũng đảo lộn khôn lường. Các giá trị đạo đức như trung, nghĩa, lễ, trí, tín,... các quan hệ rường cột của xã hội như vua - tôi, cha - con, chồng -vợ... đều chịu những chấn động mạnh mẽ của diễn biến lịch sử. Chính trong bối cảnh chính trị - xã hội, văn hoá - đạo đức phức tạp đó, Nguyễn Du đã hình thành một phương thế đặc biệt trong suy ngẫm và kiểm nghiệm lại những giá trị tinh thần của thời đại ông và có những tư tưởng xã hội, nhân văn hết sức độc đáo, thấm đượm tinh thần dân tộc, trong đó nổi bật là những giá trị đạo đức căn bản như trung, hiếu, trinh...

Trung quân được coi là giá trị căn bản nhất để đánh giá đạo đức người sĩ quân tử trong xã hội phong kiến và hoàn cảnh lịch sử tạo ra cách hiểu trung quân khác nhau của mỗi người quân tử. Như chủng ta đều 1 biết, đến thế kỷ XVIII, sau hơn 300 năm, chiến công lừng lẫy của Lê Thái Tổ trong việc giành lại độc lập cho đất nước, khôi phục lại giang sơn vẫn là chất keo bền vững duy trì lòng trung thành cùa dân  chúng đối với nhà Lê. Ngay cả chúa Trịnh hùng mạnh, lấn quyền thiên tử nhưng vẫn  không dám công khai lật đổ vương triều mà phải núp dưới danh nghĩa phò tá vua Lê để cai trị đất nước. Tuy nhiên, các mâu thuẫn xã hội cuối thế kỷ XVIII đã phát triển lên cực điểm dẫn tới sự vận động xã hội nhanh chóng với những cuộc đảo lộn chính trị liên tiếp, như nhà Lê sụp đổ, cuộc khỏi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn và chiến thắng lẫy lừng 20 vạn quân Thanh xâm lược, sự lên ngôi của nhà Nguyễn... Trong bối cảnh đất nước loạn lạc như vậy, các giá trị đạo đức lung lay tới tận gốc rễ, nhiều kẻ sĩ xu thời, nghiêng ngả theo thời thế. Lúc này, quan niệm về trung quân của nhà Nho đã nổi lên đóng vai trò kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn của họ. Chữ trung mà Nguyễn Du theo đuổi cũng hết sức phức tạp như chính tâm hồn ông trong thời loạn lạc đó. Khác với Ngô Thì Nhậm -người rất nhạy bén với thời thế, nắm bắt được số mệnh lịch sử của nhà Tây Sơn và nhanh chóng đi theo vương triều mới, khác với Nguyễn Thiếp uyên thâm thế sự nhưng chọn cách lánh đời, Nguyễn Du dường như là người bảo thủ khi vẫn giữ lòng trung với nhà Lê mà lúc này, đã bộc lộ toàn bộ sự yếu kém và phản động. Ông định trốn vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh nhưng lại bị quân của Tây Sơn bắt giam. Sau đó, khi đã ra làm quan cho triều Nguyễn, Nguyễn Du vẫn quan niệm về đức trung một cách tuyệt đốì: "Buổi nhà Hán sắp mất, không có ai là nghĩa sĩ, lúc nhà Chu mới dấy lên vẫn còn những người dân không chịu khuất phạc... Dù có bậc thánh nhân ra đờ iở núi Kỳ Sơn, nhưng ông Bá Di, đến chết cũng không theo nhà Chu". Như vậy mặc dầu làm quan cho triều Nguyễn và được vua Gia Long ân sủng, nhưng từ trong tâm khảm, Nguyễn Du vẫn không hoàn toàn tuân phục triều đình mới. Tâm trạng u uất, ý muôn lánh đời phần nào biểu tả mâu thuẫn trong nội tâm của ông khi phải đứng trước sự lựa chọn giữa lòng trung thành với triều Lê đã mất và sự sống còn của gia đình.

Tuy nhiên, không nên quy cho Nguyễn Du tư tưởng trung quân bảo thủ một cách đơn giản. Chúng ta cần phải hiểu ông như hiểu một văn nhân luôn mong muốn và hướng tới những lý tưởng tuyệt đối. Ông muốn thực hiện lý tưởng trung quân của mình trong chính cuộc đời này, hiện thực này. Mâu thuẫn nội tâm của ông là mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực và đó cũng chính là mâu thuẫn mà bản thân ông cũng như nhiều kẻ sĩ cùng thời không thể nào giải quyết nổi. Phải hiểu lòng trung qụân của Nguyễn Du theo ngữ cảnh đó, chúng ta mới hiểu vì sao ông có thể nhẹ nhàng từ quan về ở ẩn vào năm 1804. Phải hiểu trung quân của Nguyền Du là trung với nước, là nỗi thất vọng với vương triều mới lên nắm giữ vận mệnh quốc gia, chúng ta mới hiểu vì sao ông có thể nhẹ nhàng từ bỏ vương triều mà mình đã từng vì nó mà chịu tù ngục.

Hiểu tư tưởng trung quân của Nguyễn Du theo xu hướng đó, chúng ta có thể giải thích được tại sao ông để cho nàng Kiều khuyên nhủ Từ Hải ra hàng triều đình để:

"Trên vì nước dưới vì nhà
Một là đắc hiếu hai là đắc trung”.

Khác với quan niệm trung quân của Ngô Thì Nhậm là tuỳ thuộc vào chữ thời: "Nên tỉnh táo lúc việc còn chưa rõ, chớ say đắm đến nỗi hại minh. Cùng với chữ thòi mà biến hoá, làm xa, làm đạn tuỳ tiện đi về“, cũng khác với quan niệm ngu trung của các nhà nho thời đó như Lý Trần Quán tự chôn sống mình để bày tỏ lòng trung với nhà Lê, quan niệm về chữ trung của Nguyễn Du đã trải qua cả một quá trình vận động tư tưởng gian nan, phản ánh sư vận động lịch sử dồn dập của thời đại ông để cuối cùng đạt được quan niệm trung với nước, lấy hiếu làm trung như ông đã viết trong Nam trung tạp ngâm, bày tỏ những tư tưởng trung quân rất kiên định: "Trời đất một thân, lấy trung thay hiếu. Phong trần muôn dặm vì nước quên nhà". Chữ trung ở đây được Nguyễn Du sử dụng để biểu đạt lòng trung thành với đất nước, non sông. Khác với quan niệm đương thới thường đồng nhất đức trung với lòng trung quân, trung với một vị vua cụ thể, với một triều đại cụ thể như là nhà Lê, Nguyễn Du đã nâng khái niệm trung lên tầm mức cao cả, đồng thời biểu đạt được bản chất đích thực của chữ trung trong tâm thế người Việt, đó là lòng trung với giang sơn, đất nước. Sự cao cả, thiêng liêng của lòng trung thành với đất nước được đặt lên trên, hết trong thang giá trị đạo đức phong kiến. Vì giang sơn, đất nước, người Việt Nam dám hy sinh tất cả, kể cả gia đình. Mối tương quan giữa nước và nhà được giải quyết bằng mối tương quan giữa hai giá trị trung và hiếu. Trong mối tương quan đó, nhà được đặt dưới nước và giá trị hiếu được chuyển hoá vào trung. Chỉ có thể hiểu người Việt Nam coi trọng gia đình đến mức nào, coi trọng lòng hiếu thảo đến mức nào mới có thể hiểu được tinh thần yêu nước của người Việt Nam, mới hiểu được mệnh đề "lấy trung thay hiếu” của Nguyễn Du. Chính quan niệm về đức trung như vậy, Nguyễn Du đã khái quát được bản chất khái niệm trung trong cuộc sống tinh thần của người Việt Nam theo suốt chiều đài lịch sử của dân tộc.

Có thể nói, một đặc điểm nổi bật trong tư tưởng cùa Nguyễn Du về đạo đức là sự linh hoạt trong quan niệm về các giá trị đạo đức của ông. Điều đó phản ánh tính biện chứng của cuộc đời, của môi trường tạo lập và nuôi dưỡng những khái niệm, giá trị đạo đức đó, cũng như phản ánh tính biện chứng, sự giao thoa, tính tương đối của các giá trị đạo đức. Như trên đã phân tích, Nguyễn Du thấy được sự liên quan, sự phụ thuộc, tính quy định của giá trị trung và giá trị hiếu. Đồng thời, ông cũng đưa ra tư tưởng của riêng ông, quan niệm đạo đức của riêng ông trong thẩm định, đánh giá các giá trị đạo đức, mà ở đây là việc đánh giá đức trung: đức hiếu phụ thuộc vào đức trung, và trung với nước mới là đức trung cao cả đáng được ca ngợi.

Cũng như vậy, trong quan niệm về đức trinh và quan hệ của đức trinh với đức hiếu, Nguyễn Du đã lấy chữ hiếu để quyết định việc đánh giá chữ trinh, cho chữ trinh lệ thuộc và bị quyết định bởi chữ hiếu. Sự phụ thuộc giữa các quan niệm đạo đức mà Nguyễn Du đã cảm nhận và thể hiện ra trong tác phẩm của ông, tuy vậy, là mối liên hệ, phụ thuộc một chiều với tính quyết định của đức trung.

Tượng nàng Tô Thị được Nguyễn Du coi là biểu tượng của lòng trinh tiết cho muôn đời, là mẫu mực lý tưỏng của sự trinh tiết: "Đá chăng, người chăng? Là ai đấy nhỉ? Đứng một mình trên ngọn núi nghìn năm nay. Muôn kiếp không bao giờ có mộng mây mưa. Tấm thân giữ được trinh tiết mãi mãi. Mưa thu như dòng lệ chảy không ngớt. Lớp rêu như ghi lại một bài văn ca tụng nàng. Nhìn bốn phía núi non từng từng lớp lớp. Luân thường chỉ giành riêng cho bạn gái chăng?". Theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo, sự trinh tiết cùa phụ nữ được quan niệm là một giá trị trung trinh, bền vững như bức tượng nàng Tô Thị kiêu hãnh đứng trơ trơ nơi đầu non, bất chấp mưa nắng, bất châp sự xoay vần của thời thế, bất chấp mọi thách thức của cuộc đời Nàng Tô Thị biểu trưng cho lòng chung thuỷ, trinh tiết muôn đời của người phụ nữ mà xã hội Việt Nam đã thừa nhận và để cao từ hàng trăm năm qua. Điều đó được Nguyễn Du thừa nhận như một chân lý không phải bàn cãi. Nhưng khi có sự xung đột giữa trinh và hiếu thì Nguyễn Du đã chọn cách giải quyết giống như nhiều nhà Nho khác. Đó là: đặt hiếu lên trên tình, đặt nghĩa vụ, trách nhiệm lên trên quyền lợi, lên trên tình yêu - cách giải quyết đặc trưng mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, cá nhân và gia đình trong thể chế xã hội phong kiến. Vấn để mâu thuẫn lợi ích cá nhân - xã hội này là vấn đề phổ biến cả ở phương Tây và phương Đông thời cận đại. Cách giải quyết mâu thuẫn đó cùa Nguyễn Du cũng là cách giải quyết điển hình của thời đại ông và phổ biến trên bình diện quốc tế . Nếu dừng lại ở điểm này, thì giống như nhiều người khác, Nguyễn Du cũng không vượt qua quan niệm thuần lý, xơ cứng và đặc sệt Nho giáo về đức trinh. Tuy nhiên, chúng ta thấy quan niệm này của Nguyễn Du có tính cao cả, phóng khoáng và nhân bản tuyệt vời khiến hàng trăm năm sau, những kẻ bạc mệnh như nàng Kiều còn tim được nguồn an ủi và sự cảm thông vô hạn trong những câu thơ của ông:

"Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cung có ba bảy đường:
Có khi biến, có khi thường,
Có quyển nào phải một đường chấp kinh.
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được minh ấy vay"

Điều này cho ta thấy hai mặt của một vấn đề. Một mặt, đó là ảnh hưởng hạn chế của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng của Nguyễn Du. Mặt khác, điều đó cùng chứng tỏ ảnh hưởng mạnh mẽ của các tư tưởng đạo đức đặc trưng của dân tộc vốn coi trọng phẩm cách của người phụ nữ cũng như vị trí tương đối bình đẳng của người phụ nữ Việt Nam ở gia đình truyền thống trong tư tưởng đạo đức của ông. Đây là điểm khác biệt căn bản trong quan niệm đạo đức Nho giáo Việt Nam và Trung Quốc khi mà ở gia đình Trung Quốc, người cha là nhân vật trung tâm, quan hệ phụ tử là quan hệ chi phối, còn ở gia đình Việt Nam truyền thông, quan hệ vợ chồng là quan hệ trung tâm và phụ nữ là người có một địa vị tương đối bình đẳng(8). Biểu tả sự kết hợp nhuần nhuyễn quan niệm đạo đức Nho giáo với quan niệm truyền thống coi trọng phụ nữ, tư tưởng đạo đức của Nguyễn Du đã được mọi thế hệ nhân dân tán thưởng.

Hiểu các giá trị đạo đức trong mối liên hệ ràng buộc, quy định, ước chê lẫn nhau chứ không tuyệt đối hoá, không phiến diện và tách bạch các giá trị, Nguyễn Du đã xây đựng một hệ giá trị đạo đức hết sức uyển chuyển trong thời đại của ông. Hệ giá trị đó không chỉ là công cụ đánh giá đạo đức, phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, mà chúng còn phản ánh được những đặc tính riêng trong đánh giá đạo đức của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, hệ giá trị như vậy đã trở thành một khuynh hướng mới cho việc xây dựng chuẩn mực giá trị đạo đức của dân tộc, bởi ông là người đã nắm bắt được cách thức tư duy hài hoà, không chấp nhất, không cực đoan, và biết cách biểu thị lốì tư duy đó trên nền tảng của chủ nghĩa nhân bản hết sức đặc trưng của Việt Nam.

Trong thang giá trị đạo đức Nho giáo, trung, hiếu, trinh là ba giá trị tương ứng với ba giềng mối quan trọng nhất của mối quan hệ xã hội phong kiến là quân thần, phụ tử, phu thê. Giải quyết mối quan hệ giữa ba giá trị trung — hiếu - trinh, mà thực chất là giải quyết vân đề tính quyết định của môi quan hệ xã hội, Nguyễn Du đã đặt đức trinh lệ thuộc vào đức hiếu và đức hiếu lệ thuộc vào đức trung. Sự xác định bậc thang giá trị đạo đức này được lặp lại trong tư tưởng đạo đức của Minh Mệnh (sau Nguyễn Du một thế hệ). Mặc dù, xét đến cùng, cả Nguyễn Du và Minh Mệnh đều quy mọi giá trị đạo đức về đức trung, nhưng ở đây, chúng ta thấy có sự khác biệt căn bản về mặt tư tưởng giữa Nguyễn Du và Minh Mệnh. Là một vị vua đầy quyền uy, một chính trị gia sắc sảo, ý thức đầy đủ việc sử dụng đạo đức Nho giáo làm công cụ để quản lý xã hội, Minh Mệnh tuyệt đối hoá các giá trị trung, hiếu, trinh. Với tư cách là người khôi phục và gây dựng nền phong hoá cho dân tộc, ông không bao giờ nhân nhượng hay có lối nhìn mểm dẻo và nhân văn trong đánh giá đạo đức. Chính vì vậy, có thể nói, nếu tư tưởng đạo đức Nguyễn Du đã làm sống lại các giá trị nhân văn của dân tộc dưới cái vỏ ngôn ngữ Nho giáo thì tư tưởng đạo đức cùa Minh Mệnh chịu ảnh hưởng nặng nể cùa đạo đức Tông Nho. Đồng thời, khi quy mọi giá trị đạo đức về đức trung, Minh Mệnh đã cụ thể hoá đức trung chính là trung với vị vua cai trị đương thời, với triều đại, dòng họ cai trị đương thời; còn trong quan niệm của Nguyễn Du, nước được đặt lên trên mọi quan hệ, mọi giá trị và trung là trung với nước. Vì thế, đức trung trong quan niệm của Nguyền Du và Minh Mệnh có sự khác biệt về căn bản.

Với cách hiểu và thẩm định các giá trị đạo đức linh hoạt và đầy tính nhân văn như vậy, Nguyễn Du đã tạo lập nên một thang giá trị đạo đức riêng của thời đại ông, đồng thời cũng biểu tả được cách thức tư duy uyển chuyển trong thẩm định giá trị của dân tộc đối với những phạm trù đạo đức vốn mang hình thức ngôn ngữ ngoại lai. Do vậy, quan niệm đạo đức của ông đã để lại những giá trị lớn lao trong lịch sử phát triển tư tưởng đạo đức của dân tộc.