www.nguyendu.com.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Đi tìm bức tranh cuộc sống trong cảm thụ của Nguyễn Du

    Đi tìm bức tranh cuộc sống trong cảm thụ của Nguyễn Du

    ( 29/10/2015 )

    Xưa nay người ta biết đến Nguyễn Du vì Truyện Kiều đã trở thành áng văn chương trác tuyệt. Chỉ một tác phẩm ấy thôi cũng đủ làm cho tên tuổi Tố Như sống mãi với muôn đời, muôn dân. Bởi qua văn chương Truyện Kiều ta tìm thấy một Nguyễn Du tiên sinh với chữ Tâm sáng, ấm như sao Khuê; một pháp sư về ngôn ngữ mà ở đó những điển cố dù rắc rối oái oăm đến đâu cũng trở nên mĩ lệ, thanh thoát nhưng thâm thuý uyển chuyển đến lạ lùng. Dưới ngòi bút Nguyễn Du ngôn ngữ bình dị của “dân đen con đỏ” cùng những thành ngữ, tục ngữ được sử dung rất thần tình, được đúc thành những câu thơ gọn ghẽ, đông đặc, sinh động đến mức khiến nhiều khi độc giả ngần ngai không quyết định được rằng phần nào là của Nguyễn Du đã dùng thành ngữ, tục ngữ, phần nào là câu văn Nguyễn Du đã trở nên thành ngữ tục ngữ.

  • Chữ 'Thân' và vấn đề thân phận trong tư tưởng Truyện Kiều.

    Chữ "Thân" và vấn đề thân phận trong tư tưởng Truyện Kiều.

    ( 28/10/2015 )

    Một đặc điểm thường thấy của các tác phẩm văn học vĩ đại là tầng hàm nghĩa của chúng vô cùng phong phú cho phép có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, bổ sung nhau, tầng tầng lớp lớp, hầu như là vô tận. Hàm nghĩa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Đó chính là lí do làm cho vấn đề tư tưởng Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay vẫn là một điểm sôi động, tiếp tục xuất hiện những cách hiểu khác nhau mà mỗi cách đều có cái lí riêng của nó. Đến lượt mình, chúng tôi với tình yêu vô hạn đối với tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, cũng xin mạo muội trình thêm một cách hiểu để chư vị tham khảo.

  • 'Cảm hứng tự thương' của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều.

    "Cảm hứng tự thương" của Nguyễn Du qua một số trích đoạn trong Truyện Kiều.

    ( 27/10/2015 )

    Nguyễn Du từng cất lên tiếng kêu đứt ruột: “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” .... “Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!” (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du).

  • Truyện Kiều: Từ văn học tới điện ảnh - một phương thức diễn dịch nghệ thuật đầy thử thách

    Truyện Kiều: Từ văn học tới điện ảnh - một phương thức diễn dịch nghệ thuật đầy thử thách

    ( 25/10/2015 )

    1. Đối với một tác phẩm kinh điển lớn của văn học dân tộc như Truyện Kiều, các phương thức diễn dịch nghệ thuật tất yếu sẽ phải nảy sinh (Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc, Sân khấu, Điện ảnh, v.v).

  • Truyện thơ Nôm bác học trong đời sống của người bình dân

    Truyện thơ Nôm bác học trong đời sống của người bình dân

    ( 25/10/2015 )

    Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. ( Nguyễn Du – Trích Truyện Kiều )

  • Nguyễn Du và “Những điều trông thấy”

    Nguyễn Du và “Những điều trông thấy”

    ( 23/10/2015 )

    Ở một trong những câu thơ mở đầu " Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: “ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Trong thơ chữ Hán, tác giả cũng đã thốt lên: “ Không thể không rơi lệ vì những điều trông thấy”.

  • Trò Kiều trên quê hương Nguyễn Du

    Trò Kiều trên quê hương Nguyễn Du

    ( 18/10/2015 )

    Nằm phía bắc Hà Tĩnh, Nghi Xuân không chỉ được tạo hóa ban tặng phong cảnh sông núi hữu tình, những danh thắng kì thú mà còn là vùng đất sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng cho đất nước, trong đó có Nguyễn Du- Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

  • Nghệ thuật dịch Truyện Kiều qua bản dịch của Nguyễn Khắc Viện và của Xuân Phúc - Xuân Việt

    Nghệ thuật dịch Truyện Kiều qua bản dịch của Nguyễn Khắc Viện và của Xuân Phúc - Xuân Việt

    ( 18/10/2015 )

    Đối với ông Nguyễn Khắc Viện, công việc dịch Truyện Kiều đã được nâng lên hàng một nghệ thuật. Chúng ta được biết như thế vì ở đầu bản dịch Truyện Kiều của ông, do NXB Thế Giới tái bản lần thứ 5, có bổ sung và in năm 2012, ngoài một bài giới thiệu Truyện Kiều và thân thế Nguyễn Du (Présentation du Kiều)(1), còn có thêm một bài thứ hai Quelques considérations sur l’art de traduire (Một vài suy nghĩ về nghệ thuật dịch), trong đó ông bày tỏ: “Kiều là một áng thơ, áng thơ lớn, đòi hỏi chúng ta, nếu muốn dịch, phải dịch bằng thơ”.

  • Nguyễn Du - Truyện Kiều trong đời sống văn hóa đất Nghi Xuân

    Nguyễn Du - Truyện Kiều trong đời sống văn hóa đất Nghi Xuân

    ( 18/10/2015 )

    Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 16 / 9 / 1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh ở kinh thành Thăng Long và lớn lên giữa một thời tao loạn, chứng kiến biết bao cuộc đổi thay. Ngay chính gia đình ông, bản thân ông cũng là cả một tấn bi kịch. Bản thân ông bị xô đẩy, phiêu bạt, khi về quê vợ ở Thái Bình, khi về lại núi Hồng sông Lam, rồi sau này ra làm quan nhà Nguyễn... Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ, có cả thơ chữa Hán và chữ Nôm, có cả Đường thi và lục bát dân tộc, có cả thơ trường thiên và đoản thiên. Ông có ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) tổng cộng 250 bài; có những bài ca đối đáp đậm chất phiêu du của một thời tuổi trẻ (Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu); có Văn tế thập loại chúng sinh sâu thẳm lòng người; và nhất là kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng khắp thế giới.

  • Truyện Kiều tiếng Việt năm 1875 của Trương Vĩnh Ký

    Truyện Kiều tiếng Việt năm 1875 của Trương Vĩnh Ký

    ( 16/10/2015 )

    Truyện Kiều của Nguyễn Du, phiên giải tiếng Việt bằng kí tự La tinh in năm 1875 của Trương Vĩnh Ký (TVK) thể hiện sự phát triển hoàn chỉnh của tiếng Việt hiện đại. Bản in được lưu hành trong đời sống văn hóa, khi không hiếm có những độc giả biết và vẫn nhiều người đã và đang tự nguyện học chữ Hán Nôm. Giá trị nhiều mặt của sự ổn định và phát triển của vốn từ, sự thay đổi linh hoạt trong cấu trúc ngữ pháp, sự sáng tạo trong cách phiên âm và cách chuyển điệu gieo vần tài hoa của Nguyễn Du, được diễn giải tiên phong chuyển tải khá lưu loát và tương đối trung thành với nội dung nguyên tác. Vì nhu cầu dạy học và phổ biến chữ quốc ngữ mới nên soạn giả không in kèm nguyên tác chữ Nôm, nhưng TVK in lời tựa bằng tiếng Pháp.

Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

www.nguyendu.com.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website