Mặc dầu mọi người đều biết đồng chí Trường Chinh đã tuổi cao sức yếu nhưng tin đồng chí đột ngột qua đời vẫn gây nên xúc động sâu sắc trong các tầng lớp. Đối với giới văn học nghệ thuật, đồng chí là một người bạn lớn, gần gũi, mà tên tuổi gắn liền với Đề cương văn hóa của Đảng (1943), với báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam (1948) và những bài phát biểu, với tư cách thay mặt Ban Chấp hành trung ương Đảng, tại các kỳ Đại hội Văn nghệ toàn quốc. Đồng chí chẳng những có đóng góp lớn lao vào việc hình thành đường lối văn nghệ của Đảng mà còn quan tâm đến nhiều vấn đề cụ thể của đời sống văn học nghệ thuật. Ở đây tôi chỉ nhắc đến sự quan tâm đặc biệt của đồng chi đối với Truyện Kiều mà trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam, đồng chí đã khẳng định không một chút ngần ngại: Nguyễn Du là một«thiên tài Văn học » của dân tộc,, ngang hàng với Nguyễn Trãi,. Lê Qúy Đôn(l).

Phát biểụ lần đầu tiên, tương đối có hệ thống về Truyện Kiều của đồng chí Trường Chinh là vào năm 1955. Lúc này, sau chiến thắng Điện biên phủ, các cơ quan trung ương, các trường Đại học, mới từ chiến khu Việt bắc và các vùng tự do, tập trung về Hà nội. Trong không khí phấn khởi sau chiến thắng lịch sử, Hộị Văn nghệ Việt Nam phối hợp với trường Đại học Sư phạm tổ chức  kỷ niệm  Nguyễn Du bằng một cuộc thảo luận rộng rãi nhằm đánh giá lại Truyện Kiều. Trong buổi  tọa đàm tổ chức vào đêm 18 tháng 9 năm 1955 tại nhà riêng của đồng chí Tố Hữu, đồng  chí  Trường Chinh đã phát biểu« Hôm nay tôi xin có một số ý kiến về Truyện Kiều, trong khi các bạn và các đồng chí đang bàn về vấn đề đó. Tôi không phải là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhưng là một người làm chính trị, công tác đòi hỏi phải tìm hiểu bao quát các  vấn đề. Vì vậy   tôi xin góp một số ý kiến tổng quát về Truyện Kiều, còn phê bình cho thật kỹ càng thì xin nhường cho các bạn văn học. Đây cũng chỉ là nhận định của bản thân tôi.

Cho đến nay, về Truyện Kiều, nhiều ý kiến vẫn còn phân vân nhưng một điểm không ai chối cãi được là nhân dân ta rất thích Truyện Kiều. Nhân dân rất thích. Trước kia bọn phong kiến bảo " đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều" nhưng chính " đàn bà " lại thuộc Kiều nhiều hơn ai hết. Vậy thì Truyện Kiều có cái gì mà nhân dân thích như thế. Dù bọn  thống trị xuyên tạc như thế nào,  nhân dân vẫn thích Truyện Kiều, vẫn hiểu Truyện Kiều theo ý của nhân dân.       

Tại sao nhân dân thích Truyện Kiều? Vì Truyện Kiều chửi bọn phong kiến , bọn tay sai, bọn đầu trâu mặt ngựa. Chúng  ăn cướp và vu oan giá họa. Nguyễn Du cũng phong kiến nhưng thất thế, ẩn dật, ngao du.. nên có điều kiện cảm thông nỗi đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du nói lên  sự oán trách, nguyền rủa của nhân dân trong thời đại Nguyên Du và của nhân dân ngày nay. Trái lại Nguyễn Du có cảm tình với cô Kiều, một người đàn bà có tài sắc nhưng mệnh bạc. Nguyễn Du có cảm tình với người lao động. Trong mười lăm năm luân lạc, Thúy Kiều chỉ gặp có Mã kiều, Giác duyên, bà quản gia và Từ Hải là người tốt, đã an ủi, che chở Kiều, còn đi đâu Kiều cũng bị lường gạt, chà đạp.

Nguyễn Du rất thống khoái khi tả Từ Hải:

Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non song một  chèo.

  Nguyễn Du tả Từ Hải như là người anh hùng lý tưởng của nhân dân. Tôi tưởng tượng Nguyễn Du muốn làm Từ Hải nhưng không làm được.

Nội  dung Truỵện Kiều toát ra xu hướng nhân  đạo rất rõ ràng. Đó là một chủ nghĩa nhân đạo có tính chất chiến đấu, chứ không phải thụ động. Có thể nói là một chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu. Bài Chiêu hồn  của Nguyễn Du cũng toát ra chủ nghĩa nhân đạo nhưng yếu hơn, vì |bên cạnh đó  còn  có những thuyết lý bi đát của đạo Phật.

Ngòi bút Nguyên Du tài tình , sinh động hết sức. Chủ nghĩa hiện  thực của Nguyễn Du là chủ nghĩa hiện thực phê bình, kết tội tố cáo bọn thống trị đương thời. Đấy là điểm tiến bộ của Nguyễn Du.

Thưởng thức văn chương Truyện Kiều là một thống khoái. Kinh  nghiệm bản thân tôi, khi nào thảo luận  chính  trị  nhiều  lúc  mệt về giở Truyện Kiều  ra đọc, rất thích , nhất là những đoạn Kim Trọng — Thúy   Kiều. Tả tình, tả cảnh, hai cái chiếu rọi nhau. Tả tình thì tả cảnh cho   phù hợp, ăn khớp với tình, như thể vì người mà cảnh chiều người. Đặc   biệt Nguyễn  Du tả cảnh làm cho ta yêu nước thêm. Người ta nói Nguyễn  Du dịch sách Trung quốc mà sao rất Việt Nam. Phải  đi nhiều, phải yêu mến  đất nước lắm  mới tả được như thế. Nguyễn Du làm cho chúng ta thấy đất nước của chúng ta đẹp thêm.

Hay thì rất nhiều, nhưng cái dở, Truyện  Kiều cũng có. Tư tưởng phong kiến, triết lý  phong kiến. Nguyễn Du chửi phong kiến đấy, nhưng cuối cùng lại để cô  Kiều dụ dỗ  Từ  Hải   đầu hàng phong kiến. Đi sâu vào, ta thấy Nguyễn Du vấp phải những mâu thuẫn không giải quyết được. Nguyễn Du  vạch ra những mâu thuẫn con người  thời ấy nhưng ông không  vạch được lối thoát: Hiếu mâu thuẫn với tình. Tài mâu thuẫn với Mệnh. Cá nhân mâu thuẫn với  xã hội. Muốn giải quyết mâu thuẫn phải làm gì? Phải  làm  cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến. Nguyễn Du không làm được điều đó. Nguyễn Du không thể thoát ra ngoài tư tưởng phong kiến. Chúng ta đừng đòi hỏi Nguyễn Du  nhiều quà...»

Theo dõi những phát biểu của đồng chí Trường Chinh về Truyện Kiều  trong  những thời gian sau, chúng ta nhận thấy những  nhận định chính của đồng chí đã hình thành, đã được hệ thống hóa ngay từ lần phát biểu đầu tiên này. Nhưng phải chăng những nhận định đó đã manh nha sớm  hơn, bắt nguồn từ những ấn tượng thưởng thức  nghệ thuật ngay  từ thời trai trẻ. Năm 1965, vào buổi sáng 13 tháng 8, trong một buổi  làm việc với  đồng chí Đặng Thai Mai nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức thảo luận về Truyện Kiều  đồng chí  tâm  sự: «Nguyễn Du lạ lắm. Trên ba ngàn câu lục bát, đố nhặt ra được một câu nào  vè. Có lẽ Nguyễn Du đi từ dân ca mà ra. Một  tai, Nguyễn Du nghe quan họ Bắc Ninh; một tai nghe bát phường vải Nghệ Tĩnh. Cái ông cụ  này,  lúc  trẻ còn đi học , chắc cũng chơi bời lắm.

Năm 1940, tôi làm chủ bút tờ Giải phóng, cơ quan xứ ủy Bắc kỳ. Có hồi  cơ quan đóng ở làng Liễu Khê. huyện Thuận Thành. Một đêm rằm tháng Tám, trăng sáng lắm, trai gái trong làng tu tập  hát  đúm. Họ vận dụng  nhiều câu   Kiều rất đúng tình, đúng cảnh. Cuộc hát đúm kéo dài mãi  đến hai ba giờ sáng mới tan. Kết cục bên nữ thắng. Tôi cứ suy nghĩ mãi : không hiểu trong  Truyện Kiều có cá  gì  khiến nhân dân ta yêu thích như vậy?"     

Năm  1962 , Viện  Văn học trình  lên Trung ương kế hoạch tổ  chức kỷ niệm 200  năm năm sinh Nguyễn Du và kiến nghi Hội đồng Hòa bình thế giới  ghi Nguyễn Du  vào danh  sách các danh nhân văn hóa thế  giới được  kỷ niệm trong năm 1965. Đồng chí Trường Chinh  là một trong những  đồng chí  nhiệt tình ủng hộ chủ trương này. Đồng chí được phân công thay mặt Trung ương Đảng phát biểu ý kiến về  Nguyễn Du và Truyện Kiều trong dịp kỷ niệm. Phải nói rằng trách nhiệm đó  không dễ dàng, vì trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng hồi đó  vẫn có ý kiến không nhất trí  vớ i chủ trương kỷ niệm Nguyễn Du. Người ta lập luận rằng Truyện Kiều chỉ  d ịch lại Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân (Trung Quốc) nên không xứng đáng được đề cao. Tình hình càng trở nên  phức tạp vì  chủ trương kỷ niệm được chính thức thông qua đầu năm 1964 thì qua năm 1965 cuộc kháng chiến chống  Mỹ ngày  càng trở  nên gay gắt: nua triệu quân Mỹ đổ  bộ vào miền Nam. Các  trận đánh mở màn đẫm máu diễn ra ở Vạn Tường, Ấp Bắc, Bầu Bàng,... Ở miền Bắc, Mỹ leo thang ném bom: sau Đống Hới, lần lượt đến Vinh, Thanh -Hóa, Nam Định.  Trước tình hình đó, việc kỷ   niệm tác giả Truyện Kiều  dưới mắt một số người, hình   như không đúng lúc . Nhưng Ban bí thư Trung ương Đảng trong Chỉ thị về việc kỷ  niệm Nguyễn Du\ ra ngày 26 tháng 10 năm 1965, « vẫn chủ trương tổ chức việc kỷ  niệm Nguyễn Du một cách xứng đáng như đã định trước» và chỉ «điều chỉnh một vài hình thức kỷ niệm cụ thể cho phù hợp với tình hình mới.  Cuối tháng 11- năm 1965, lễ kỷ niệm Nguyễn Du đà   được tổ  chức trọng thể  tại nhà hát lớn Hà Nội. Trên hàng ghế Chủ  tịch  đoàn buổi lễ, bên cạnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhà thơ Tố Hữu, Bí thư -Trung ương Đảng, người ta thấy có mặt những nhà nghiên  cứu  Truyện Kiều từ  trước Cách mạng  như Lê Thước. Hoài Thanh. Một triển lãm lớn  về Nguyễn Du được tổ  chức tại Văn Miếu Hà Nội, sát phường Bích Câu mà ngày  xưa có dinh  riêng của thân sinh Nguyễn Du và có lẽ là nơi Nguyễn Du đã sống qua thời niên thiếu  của mình. Nhiều cuộc nói chuyện về Truyện Kiều đã được tổ chức tại các nhà máy, trường học, đơn vị quân đội khiến cho lễ kỷ niệm mang tinh chất quần chúng sâu rộng. Hoạt động văn hóa này diễn ra giữa lúc nhân dân ta đang lửa chọi lửa, đương đầu với thế lực đế quốc hung bạo nhất của thời đại, đã  gây nên tiếng vang sâu sắc trong dư luận thế giới. Một tờ báo ở Pari đã viết: "Trong lúc những máy bay siêu âm, một trong những  thành tựu phức tạp nhất của kỹ thuật hiện đại, còn tung bom xuống Tiên  Điền, làng quê của Nguyễn Du, ở giờ phút mà nhân dân Việt  Nam nổi  tiếng, bất chấp tất cả, vẫn tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm năm sinh nhà  thơ dân tộc của mình, toàn thế giới thấy rõ chính nghĩa ở về bên nào, tự do và hòa bình ở  về bên nào ".

 Giữa những ngày khẩn trương và sôi nổi  đó của những năm 1964 — |l965, bên cạnh những công việc lớn, quan trọng, cấp bách cua Đảng và Nhà nước, đồng chí Trường Chinh đã tranh thủ thời gian gặp  gỡ , trao đổi ý kiến với nhiều nhà nghiên cứu về việc đánh giá.

  Nguyễn  Du và Truyện  Kiều. Chiều  ngày  27  tháng  5  năm  I964, một cuộc  tọa đàm thân mật đã  được tổ  chức ngay tại nhà  riêng của đồng chí . Tham dự có các đồng chí Đặng Thai Mai và Hoài Thanh (Viện Văn học ), nhà thơ Huy Cận (Bộ Văn hóa), nhà thờ Bảo Định Giang (Hội liên  hiệp văn học nghệ thuật ) và đồng chí Xuân Trường (Ban Tuyên huấn).

Mở đầu cuộc họp , đồng chí đưa cho tôi đọc bức thư của một cán bộ cao cấp gửi đồng chí   Tổng bí thư Lê Duẩn, phản đối chủ trương kỷ niệm Nguyễn Du. Đọc xong, tôi vẫn cầm bức thư đó, định bụng nếu đồng chí không đòi thì sẽ giữ lại, bỏ vào hồ sơ tài liệu của Viện Văn học. Nhưng đồng chí đã lấy lại tờ thư, gấp làm tư, bỏ vào túi trên áo "đại cán ", gài cúc cẩn thận rồi hỏi : "Bức thư này anh Ba chuyển cho tôi, đọc để các đồng chí biết, còn chủ trương kỷ niệm Nguyễn Du, Bộ Chính trị đã thông qua, chúng ta cứ việc bàn và thi hành thôi".

Cuộc tọa đàm hôm đó kéo dài đến tối mịt, xoaỵ quanh ba vấn đề:

1. Quan hệ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân. Phải chăng Truyện Kiều chỉ là một tác phẩm dịch và công của Nguyễn Du chỉ là lời văn?

2. Đánh giá Truyện Kiều, Những mặt mạnh và những hạn chế.

3. Truyện Kiều  còn có tác dụng gì đối với thời đại hiện nay.

Trong hai ngày, 17 và 18 tháng 8 năm 1965, Viện Văn học tổ chức Hội nghị khoa học thảo luận về việc đánh giá  Nguyễn Du Truyện Kiều. Giấy  mời ghi họp vào đúng 6 giờ rưỡi, nhưng 6 giờ 15 phút, đồng chí Trường Chinh đã đến. Đồng chí nói: «Tôi chỉ có thể dự với các đồng chí được buổi sáng hôm nay, còn những buổi sau thì xin cho tôi xem biên bản". Nói thế, nhưng đồng chí đã cố thu xếp đến dự buổi tổng kết cuộc thảo luận. Sau khi nghe đồng chí Hoài Thanh tóm tắt các ý kiến và đồng chí Đặng Thai Mai cám ơn, kết thúc hội nghị, đồng chí Trường Chinh nói: « Đồng chi Đặng Thai Mai có đặt vấn đề tôi  sẽ phát biểu về Truyện Kiều trong một buổi nào đấy. Đó là một trách nhiệm rất nặng đối với tôi, vì  tôi không có  nhiều thì giờ để nghiên cứu. Nhưng tôi rất thích và chú ý đến kiệt tác ấy. Rồi đây nếu có ý kiến gì xét ra bổ ích cho các đồng chí, thì tôi sẽ xin phát biểu, còn nếu không thì phát biểu làm gì, tốt hơn là như cụ Lê Thước nói hôm qua " dựa cột mà nghe" thì hơn. Tôi đến đây chủ yếu là để học tập các đồng chí, nghe các đồng chí phát biểu tôi thấy sáng tỏ thêm nhiều vấn đề. Xin cảm ơn các đồng chí".

Tiếp đó, liền trong hai buổi sáng ngày 20 và 21 tháng 10 năm 1965, tại phòng họp của Viện Văn học, đồng chí Trường Chinh đã phát biểu ý kiến về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Khoảng 70 người,  gồm các nhà nghiên cứu ở các Viện, giáo sư các trường Đại học, cùng các nhà văn , nhà thơ, nhà báo ở Hà Nội đã đến dự. Đồng chí đã đề cập đến năm vấn đề:

1.         Nguyễn Du và thời đại của ông.         

2.         Chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng triết học của Nguyễn Du.

3.         Phương pháp sáng tác của Truyện Kiều.

4.         Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều,

5.         Trong tình hình hiện nay, nên tổ chức Nguyễn Du như thế nào cho đúng, xứng đáng ?

Bản thông báo về cuộc nói chuyện này đã được đăng trên Tạp chí  văn học tháng 11 năm 1965. Tất nhiên, trước khi đăng, bài đó đã được đồng chí Trường Chinh duyệt lại. Nhưng thật bất ngờ, một hôm đồng chí còn thân hành đến tận Viện Văn học, xin được soát lại bản in thử. Đồng chí hỏi tại sao các tên người, tên đất không có dấu gạch nối. Một cán bộ trả lời đó là theo quy định của Tòa soạn. Ngần ngừ một lát, trên khuôn mặt đã cao tuổi của đồng chí  bỗng nở một nụ cười trẻ thơ. Đồng chí nói : " Nhưng trong bài này xin các đồng chí linh động; cứ cho tôi đề gạch nối ". Và đồng chí rút chiếc bút đỏ, cẩn thận thêm từng gạch nối vào giữa các chữ: Nguyễn Du, Quang Trung, Tây Sơn, Đống đa...Ít lâu sau cuộc nói chuyện, anh Giáo, thư ký riêng của đồng chí Trường Chinh hồi đó, gọi điện thoại đến Viện Văn học, bảo tôi lên báo cáo với đồng chí Trường Chinh về phản ứng của người nghe đối với nội dung cuộc nói chuyện. Anh Giáo không quên nhắc tôi là không  được đến muộn. Đúng giờ hẹn, tôi  đến thì đã thấy đồng chí Trường Chinh, quần áo chỉnh tề  ngồi đợi. Đồng chí hỏi tôi rất tỉ mỉ. Tôi đã báo cáo với đồng chí các nhận xét chung cũng như nhận xét riêng của một vài người, chẳng hạn ý kiến của nhà thơ Lưu Trọng Lư, người đã dự nghe cả cuộc nói chuyện năm 1955: «Lần này, anh Năm nói đầy đủ, hoàn chỉnh hơn, nhưng không có cái hứng  khởi, thỏa mái của lần trước ». Một số anh em giảng dạy ở các trường Đại học thì băn  khoăn về ý kiến cho rằng « phương pháp sáng tác của Nguyễn Du là đa dạng, hiện thực có , lãng mạn có, nhưng đặc biệt trong Truyện Kiều thì tính hiện thực phê phán là chủ yếu ». Anh em đề nghị: trên cương vị của đồng chi Trường Chinh, nếu có kết luận, thì chỉ nên kết luận những vẫn đề thuộc về ý nghĩa xã hội, ý nghĩa chính trị của tác phẩm, còn những vẫn đề như phương pháp sáng tác của Nguyễn Du, giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều thi không nên khẳng định, mà nên phát biểu như thế nào đó để chẳng những không hạn  chế sự tự do thảo luận mà còn khêu gợi, khuyến khích được tinh thần tự do tư tưởng, tự do tranh luận về học thuật. Đồng chí rất quan tâm  đến những ý kiến đó. Đồng chí nói cần phải có thêm thời gian để suy nghĩ và chỉnh lý lại nội dung cuộc nói chuyện thì mới có thể công bố rộng rãi được. Thật đáng tiếc là đồng chí đã không có thời gian để làm việc đó.